Tiểu Luận Phạm trù GTTD (giá trị thặng dư)

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ



    I. SỰ CHUYỂN HOÁ TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN:

    1. Công thức chung của tư bản:

    Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền tệ chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiền thông thường thì hoạt động theo phương thức hàng - tiền - hàng (H-T-H). Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, còn nếu tiền là tư bản thì vận động theo công thức tiền - hàng - tiền (T-H-T). Công thức này gọi là công thức lưu thông của tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trái lại, mục đích sự vận động của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T trong đó T= T + t. Số dôi ra đó (t) Mác gọi là giá trị thặng dư và số tiền ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.

    Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo dù là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.

    2. Mâu thuẫn chung của công thức chung của tư bản

    Tư bản vận động theo công thức T-H-T trong đó T = T + t. Vậy t được sinh ra như thế nào? Như vậy chỉ có 2 trường hợp: trong lưu thông và ngoài lưu thông.

    a. Trong lưu thông (Trao đổi, mua bán): Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư

    - Trường hợp trao đổi ngang giá (mua bán đúng giá trị ) chỉ là sự chuyển hoá hình thái giá trị từ H - T và ngược lại . Do đó, tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm.

    - Trao đổi không ngang giá:

    Mua rẻ (thấp hơn giá trị) thì có lợi trong khi mua. Nhưng khi bán, bán thấp hơn giá trị thì chịu thiệt thòi.

    Bán đắt (cao hơn giá trị): cái được lợi khi là người bán thì sẽ chịu thiệt khi là người mua.

    Mua rẻ, bán đắt: điều này chỉ giải thích sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không giải thích sự làm giàu của tư bản nói chung

    Như vậy trao đổi không ngang giá thì giá trị không tăng thêm

    b. Ngoài lưu thông (xét hai nhân tố) không có sự tiếp xúc hàng tiền:

    Nhân tố (T) tiền: “tiền” tự nó không lớn lên.

    Xét nhân tố (H) hàng: Hàng ngoài lưu thông tức là vào tiêu dùng:

    + Tiêu dùng vào sản xuất, tức là tư liệu sản xuất. Vậy giá trị của nó chuyển dịch dần vào sản phẩm - không tăng lên.

    + Tư liệu tiêu dùng, tiêu dùng cho cá nhân - cả giá trị và giá trị sử dụng đều mất đi.

    Như vậy cả trong lẫn ngoài lưu thông xét tất cả các nhân tố thì T không tăng thêm.

    Nhưng nhà tư bản không thể vận động ngoài lưu thông, có nghĩa là nhà tư bản phải tìm thấy trên thị trường mua được một thứ hàng hoá (trong lưu thông ) nhưng nhà tư bản không bán hàng hoá đó, vì nếu bán cũng không thu được gì. Nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá đó (ngoài lưu thông) tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - hàng hoá đó là sức lao động.

    Như vậy công thức đầy đủ có thể viết:

    Sức lao động

    T - H sản xuất hàng hoá .H - T

    TLSX

    Như vậy thì mâu thuẫn của công thức chung là tư bản vận động vừa trong lưu thông nhưng đồng thời vừa không trong lưu thông.

    3. Hàng hoá sức lao động:

    Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó sẽ vận dụng trong quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng.

    Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cần thiết để sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là:

    ã Người có sức lao động được tự do về thân thể, làm chủ về sức lao động của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ.

    ã Người có sức lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, để duy trì cuộc sống phải đi làm thuê để sống. Nếu người lao động được tự do thân thể và có tư liệu sản xuất thì người lao động sẽ bán sản phẩm do mình làm ra chứ không phải sức lao động.

    Sự tồn tại đồng thời 2 điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá báo hiệu một giai đoạn mới trong sự phát triển xã hội - giai đoạn sản xuất hàng hoá trở thành phổ biến, đó là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Hàng hoá sức lao động là nhân tố tách chủ nghĩa tư bản ra khỏi sản xuất hàng hoá giản đơn. Như vậy, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Tuy nhiên để tiền tệ biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải đạt tới mức độ nhất định.

    Sức lao động là hàng hoá đặc biệt: Sức lao động phải là hàng hoá và giống hàng hoá thông thường khác nhưng tính đặc biệt được thể hiện:

    v Trong quan hệ mua bán:

    o Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và có thời gian nhất định.

    o Mua bán chịu - Giá trị sử dụng thực hiện trước - giá trị thực hiện sau.

    o Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê - Người mua là nhà tư bản.

    o Giá cả (tiền lương) luôn thấp hơn so với giá trị. Vì sức lao động phải bán trong mọi điều kiện - mua bán trong mọi điều kiện để sinh sống.

    v Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:

    Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như hàng hoá thông thường, lượng giá trị sức lao động cũng được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nhưng khác hàng hoá thông thường vì sức lao động là năng lực (khả năng) tồn tại trong cơ thể sống của con người, để tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một khối lượng sinh hoạt nhất định để thực hiện nhu cầu tái tạo sức lao động. Như vậy lượng giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng lượng giá trị sinh hoạt.
     
Đang tải...