Tiểu Luận Phạm trù giá cả trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Phạm trù giá cả trong nền kinh tế thị trường

    I/ Các khái niệm về giá cả

    1. Khái niệm giá theo góc độ kinh tế
    Lý thuyết cổ điển
    - D.Ricardo: giá dựa trên số lượng Lao động cần thiết để tạo ra hàng hoá bao gồm cả các khoản chi phí bổ sung như chi phí phân phối
    - Malthus: giá dựa trên giá trị của Lao động biểu hiện bằng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra để có được hàng hoá
    - Bentham: đối với người tiêu dùng, giá được xác định bởi mong muốn sở hữu hàng hoá; đối với người bán là khoản chi phí mà họ phải bỏ ra để sản xuất ra hàng hoá dó

    Lý thuyết ‘cận biên’
    - Lý thuyết này nhấn mạnh các yếu tố chủ quan trong việc xác định giá cả hàng hoá
    - Menger: giá trị gắn liền với những đánh giá về sự ước muốn của người mua và vì vậy, không phải dựa trên chi phí sản xuất
    - Wieser & Jevon: chính tính hữu ích của hàng hoá giải thích chi phí sản xuất và giá trị có thể được đo lường trước khi sản xuất

    Lý thuyết tân cổ điển
    - Marshall: cần phân biệt việc xác định giá ở ngắn hạn và dài hạn
    - Giá cả mà người mua sẵn sàng trả để có được hàng hoá phụ thuộc đồng thời vào ước muốn sở hữu hàng hoá đó của họ và chi tiêu mà họ dành cho việc đó
    - Ở ngắn hạn, cầu thị trường có tác động rất mạnh đến giá trong khi ở dài hạn, giá cả được điều chỉnh chủ yếu dựa vào chi phí sản xuất với giả thiết về cạnh tranh
    - Để nghiên cứu giá cả, cần phải sử dụng một công cụ cơ bản là khái niệm về độ co giãn!

    Khiếm khuyết của các khái niệm về giá trên?
    - Lý thuyết cổ điển không tính đến sự thay đổi về qui mô DN, sự đa dạng hoá sản phẩm và sự xuất hiện của quảng cáo
    - Lý thuyết tân cổ điển có tính đến các yếu tố trên nhưng chỉ coi đó là những thay đổi đặc biệt
    - Chưa đề cập đến vai trò của cạnh tranh độc quyền

    Vai trò của cạnh tranh độc quyền
    - Làm biến mất nguyên tắc giá duy nhất (hay giá đồng nhất) và nguyên lý về tính đồng nhất của sản phẩm
    - Chấp nhận cho DN một cấp độ tự do trong việc hình thành giá và lựa chọn hình thức sản xuất

    Từ giá duy nhất đến nhiều giá
    - Lý thuyết của Chamberlin về Sự khác biệt hoá sản phẩm
    - Người mua và người bán gặp nhau không phải ngẫu nhiên mà theo ý thích của họ
    - Mỗi người bán có sự độc quyền tuyệt đối về sản phẩm của mình những không có độc quyền về cung vì có sản phẩm thay thế
    - Chỉ có cạnh tranh độc quyền mới giải thích được sự hình thành giá khi sản phẩm khác biệt

    Hiện tượng nhiều giá trên thị trường
    - Đó là chính sách bán cùng loại sản phẩm với các mức giá khác nhau tuỳ theo các đặc tính riêng gắn với cầu, như người mua là ai?, người tiêu dùng có ngần ngại khi mua?

    Cơ sở của phân biệt giá?
    - Sự khác nhau về độ co giãn của cầu trên các đoạn thị trường mà DN có thể bán sản phẩm
    - Sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và tính hữu ích của chúng
    - Khác biệt về Địa lý (lý thuyết Robinson)
    - Khái niệm Cầu bậc thang của Michel: cầu của một DN bao gồm nhiều mức cầu bộ phận đối với những mặt hàng khác nhau trong chủng loại sản phẩm (hay còn gọi là cầu thứ phát)
     
Đang tải...