Tài liệu Phải chăng chế độ một đảng cầm quyền là mất dân chủ?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phải chăng chế độ một đảng cầm quyền là mất dân chủ?




    Từ nhiều năm qua, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Đối với Việt Nam, những giọng điệu “diễn biến hoà bình” thường lớn tiếng rêu rao chế độ một Đảng Cộng sản cầm quyền đang thủ tiêu dân chủ? Những tác giả của luận điệu sai trái này cố tình làm ngơ trước các vấn đề đã được đúc kết thành giáo khoa sơ đẳng về dân chủ, đồng thời trắng trợn vu khống Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam .
    Để làm rõ vấn đề, trước hết cần xác định “dân chủ” đang nói ở đây là dân chủ nào, dân chủ của ai và dân chủ cho ai?
    Với tư cách là hình thức chế độ chính trị của đất nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Trong thiết chế dân chủ, quyền của công dân, tính tối cao của pháp luật được thừa nhận; những cơ quan quyền lực nhà nước đều do bầu cử mà ra. Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Mặt khác, dân chủ gắn liền với hình thức tổ chức nhà nước, nên không bao giờ có một thứ dân chủ thuần tuý”, mà dân chủ bao giờ
    cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc.


    Sự phát triển của lịch sử trên nền móng của sự phát triển các lực lượng sản xuất


    với trình độ xã hội hoá ngày càng sâu rộng của nó tạo ra những tiền đề khách quan để phủ nhận phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và tính tích cực của nền dân chủ tư sản. Đó cũng chính là quy luật phát triển nội tại của nền dân chủ xã hội, của bước chuyển biến lớn lao từ nền dân chủ tư sản sang nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
    Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Vì thế, dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản khác nhau về bản chất và về trình độ với tư cách là những xã hội nối tiếp nhau trong nấc thang từ thấp lên cao của xã hội loài người.

    Nền dân chủ vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, cho nên, nó chỉ có thể thực hiện được bằng con đường thiết lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn thể xã hội thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản. Chỉ giai cấp vô sản và Đảng tiên phong của mình với cơ sở xã hội rộng lớn là quảng đại nhân dân lao động và mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng lao động, giải phóng xã hội và giải phóng con người mới có khả năng thiết lập được một nền chuyên chính vừa bảo đảm dân chủ cũng như các lợi ích căn bản khác của đông đảo quần chúng lao động, vừa triệt tiêu mọi khả năng phục hồi chế độ bóc lột và
    nô dịch.


    Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc các đảng cộng sản ở các nước vươn lên khẳng định vị trí đảng cầm quyền duy nhất sau khi đã giành được chính quyền cũng là một quy luật gắn chặt với tiến trình đấu tranh vì nền dân chủ. Một đảng cầm quyền như vậy, không lẽ nào đi ngược lại mà phải thống nhất từ bản chất, mục tiêu, phương thức của một nền dân chủ vì quyền lực và lợi ích của đa số những người lao động. Sự cầm quyền (tức vai trò lãnh đạo của Đảng), quyền lực của đông đảo nhân dân gắn bó hữu cơ, khăng khít với nhau.
    Tiếp theo, hãy thử nhìn sang nền dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là các


    nước tự xưng là tự do nhất, dân chủ nhất. Như đã biết, đa nguyên về chính trị và đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay. Vì mục tiêu giành lấy chính quyền để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, các đảng chính trị tư sản thể hiện rõ nhất vai trò và thế mạnh của mình trong các cuộc tranh cử, đến lượt mình, vận động tranh cử trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất khẳng định sự tồn tại của các chính đảng.
    Bầu cử dưới chế độ tư sản là một chế định pháp luật của nhà nước tư sản được quy định rất chặt chẽ, nhưng từ xưa đến nay vẫn luôn luôn diễn ra những cuộc bầu không công bằng, thậm chí là gian lận. Mỹ là nước thường tự cho mình là có nền dân chủ cao như khuôn thước để các nước khác phải noi theo, có nhiều đảng
    phái chính trị, nhưng hầu như trong suốt lịch sử chỉ là sự luân phiên kiểm soát của hai đảng Dân chủ và Cộng hoà. Thực tế này hoàn toàn có thể hiểu được, vì không

    ai khác ngoài những người của hai đảng trên đang nắm giữ các vị trí then chốt trong chính quyền và chính họ là người đã đề ra các luật chơi, thiết kế các quy tắc bầu cử để bảo vệ sự độc quyền lưỡng đảng và phong toả con đường chiến thắng của các đối thủ khác.
    Nói chung, ở các nước tư bản, về hình thức thì các đảng chính trị đều tự do, bình đẳng trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế thì chỉ có các đảng lớn, có thế lực, được sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư bản độc quyền mới có khả năng chiến thắng. Chính V.I.Lênin đã từng khẳng định: Trong chế độ dân chủ tư sản, bọn tư bản dùng trăm phương nghìn kế, - chế độ dân chủ thuần tuý càng phát triển, thì những mưu kế đó càng tinh xảo và có hiệu quả, - để gạt quần chúng ra, không cho họ tham gia quản lý nhà nước
    Mặt khác, chế độ đa đảng ở phương Tây, xét trong thực chất, cũng là dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, vì tất cả các đảng cánh hữu đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Qua tổng tuyển cử, đảng có đa số phiếu thì lập chính phủ điều hành công việc, các đảng khác là đối lập, mà chính các học giả tư sản gọi là đối lập trung thành, nghĩa là không thách thức các thể chế chủ yếu của chế độ tư bản, chỉ phê phán và phản đối một số chính sách cụ thể của chính phủ. Mỗi khi phái đối lập giành thắng lợi trong tuyển cử và lên cầm quyền, thì họ vừa khuyếch trương lợi thế chính trị của thế lực tư bản mà mình là đại diện, đồng thời, cố gắng duy trì và củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa.
    Tính chất nhất nguyên tư sản càng khẳng định không bao giờ được lãng quên tính giai cấp của nền dân chủ. Đúng như V.I.Lênin tổng kết: . đảng thống trị của chế độ dân chủ tư sản chỉ cho một đảng tư sản khác được quyền bảo hộ thiểu số; còn đối với giai cấp vô sản, thì trong mọi vấn đề trọng đại, sâu sắc, cơ bản thay cho quyền bảo hộ thiểu số thì có luật giới nghiêm hay những cuộc tàn sát. Chế độ dân chủ càng phát triển, thì trong trường hợp có sự chia rẽ về chính trị sâu sắc và nguy hiểm cho giai cấp tư sản, nó càng tiến gần đến tàn sát hay nội chiến. Qua thể chế bầu cử ở các nước tư bản phương Tây, chúng ta cũng thấy rất rõ rằng, tiền

    bạc ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong đời sống chính trị và làm hoen ố nền dân chủ của nó. Từ trước đến nay, cả pháp luật và văn hóa tư sản hầu hết đều bảo vệ và đề cao người giàu. Người giàu được coi là những phần tử ưu tú, còn người nghèo bị khinh rẻ, bị coi là gánh nặng, là nguồn gốc của những tệ nạn xã hội và tội phạm. Pháp luật Mỹ quy định người ứng cử vào các cơ quan quyền lực phải có một lượng tài sản lớn làm vật bảo đảm. Ngoài ra, các ứng cử viên còn phải có tiền để tiến hành các chiến dịch vận động tranh cử hết sức tốn kém. Do đó, trên thực tế, chỉ có những triệu phú, tỷ phú mới có cơ hội tham gia bộ máy chính
    quyền. Cái gọi là nền dân chủ Mỹ chỉ là nền dân chủ của nhà giàu. Tờ Thời báo tài chính (Anh) ngày 25-11-2000 viết: Cuộc bầu cử năm 2000 đã cho thấy rõ nền dân chủ Mỹ có thể bán cho những người trả giá cao nhất. Có thể gọi đấy là nền dân chủ đấu giá. Tờ Thế giới (Tây Ban Nha) cùng ngày đã ví thói mê tiền như là căn bệnh ung thư của nền dân chủ Mỹ. Một chính quyền được tạo lập bởi đồng tiền, thì tất yếu phải hướng đến phục vụ những kẻ nhiều tiền, chứ không thể là một chính quyền của tất cả mọi người mà các lý luận gia của họ rêu rao. Sự dối trá của nền dân chủ tư sản đã bị chính cử tri của họ lột trần bằng hành động tẩy chay các cuộc bầu cử ngày càng gia tăng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...