Tiểu Luận Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam - Một công trình khoa học có giá trị lớn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÁC THẢO CHÂN DUNG VĂN HÓA VIỆT NAM - MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ GIÁ TRỊ LỚN
    Lời mở đầu


    Đúng vào dịp kỷ niệm 55 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt độc giả cuốn sách Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam. Với gần 800 trang in khổ lớn, cuốn sách là một công trình khoa học có giá trị lớn, với sự tha gia của đông đảo các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, khoa học và các nhà quản lý.


    Cuốn sách có ba phần chính:
    Phần thứ nhất: Văn hoá và sức mạnh của văn hoá;
    Phần thứ hai: Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam;
    Phần thứ ba: Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc. ​
    Xuất phát từ những yếu tố cấu thành và sức mạnh của nền văn hoá trong quá trình dựng nước và giữ nước, nội dung cuốn sách đã phản ánh khá phong phú những nét chính yếu, in đậm dấu ấn trong văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân ta, tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Và, ngày nay nó được kế thừa và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc, là nền tảng để dân tộc ta có thể phát triển nhanh, bền vững thành một nước công nghiệp; Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng bầu bạn khắp năm châu ở những thập niên đầu thế kỷ 21.


    Trải qua trường kỳ của lịch sử, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao anh hùng hào kiệt tiêu biểu cho dòng dõi con lạc, cháu hồng. Trên lĩnh vực văn hoá, đã có những nhân vật kiệt xuất được tôn vinh là danh nhân văn hoá thế giới, đã góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước ta, truyền thống văn hiến của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh


    Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã ý thức rõ về vai trò và sức mạnh to lớn của văn hoá, đã coi văn hoá là một trong những mục tiêu và động lực cơ bản của cách mạng Việt Nam. Suốt 70 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã có nhiều chỉ thị và nghị quyết về vấn đề văn hoá, mà gần đây nhất là nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


    “Hiện nay, sau mười năm năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là một sự nghiệp to lớn có nhiều thuận lợi nhưng cũng khong ít khó khăn. Có những khó khăn của bước trưởng thành, có những khó khăn tuộc cả chủ quan lẫn khách quan của thời kỳ mới. Một trong những khó khăn và thách thức lớn hiện nay là đẩy lùi và xoá bỏ những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tha hoá, biến chất về tiếp tuyến, đạo đức, lối sống đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội ta, làm nhức nhối lương tri và xói mòn niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Hơn lúc nào hết, việc phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh của dân tộc, sức mạnh của truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, đang là nhiệm vụ vừa quan trọng vừa cấp bách góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


    Lâu nay tôi được nghe khá nhiều về ý kiến tranh luận về “bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam”. Nhiều kiến giải khác nhau được đưa ra. Người đi vào triết học, người đi vào văn hoá dân gian (Folklore), người đi vào đời sống tâm linh (việc thờ cúng tổ tiên, thần linh, lễ hội ), có người đi vào những di sản vật chất như kiến trúc, điêu khắc đình chùa v.v để chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam. Một số người khác lại duy danh định nghĩa và thường chứng minh bản sắc văn hoá Việt Nam là sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoá văn hoá nhân loại để biến thành của Việt Nam; Nói cách khác đã “Việt Nam hoá” các tôn giáo: Nho, Phật, Lão và cả triết học phương Tây. Những kiến giải nêu trên đều đúng về một phương diện nào đó, nhưng chưa phải đã tìm được cái góc, cái bản chất của bản sắc văn hoá. Cái ta đang cần tìm phải là cốt lõi, cái bản chất của bản sắc văn hoá Việt Nam.
    Tôi cho rằng một trong những điều cốt lõi nhất của bản sắc văn hoá Việt Nam chính là “lòng yêu nước Việt Nam”.
     
Đang tải...