Luận Văn Phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
    Giới thiệu chung

    Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu các thuật ngữ sau:
    « Phá sản doanh nghiệp» là thuật ngữ vừa chỉ tình trạng một con nợ không có khả
    năng thanh toán các khoản nợ đến hạn vừa chỉ thủ tục xử lý phá sản nhằm giải quyết
    tình trạng khó khăn đó trên cơ sở một quyết định của cơ quan hành chính hoặc của
    tòa án. Hiện nay, nghĩa thứ hai của thuật ngữ này không còn được sử dụng trong pháp
    luật hiện đại đặc biệt là trong pháp luật Pháp. Thay vì sử dụng thuật ngữ "phá sản",
    người ta thường sử dụng các thuật ngữ khác như « thủ tục giải quyết tình trạng mất
    khả năng thanh toán», « phục hồi hoặc thanh lý doanh nghiệp » hoặc « thủ tục giải
    quyết nợ tập thể ». Hiện nay thuật ngữ này còn mang một ý nghĩa mới, nó chỉ một
    biện pháp áp dụng đối với cá nhân chủ doanh nghiệp, theo đó chủ doanh nghiệp sẽ
    không được phép tham gia hoạt động thương mại hoặc tham gia lãnh đạo doanh
    nghiệp. Tuy nhiên, tư pháp quốc tế vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ "phá sản" bởi vì
    thuật ngữ này đơn giản và dễ được thừa nhận ở nước ngoài.
    Theo nghĩa hẹp, phá sản « có yếu tố nước ngoài » là trường hợp con nợ bị lâm vào
    tình trạng phá sản có tài sản ở nhiều nước. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ « phá sản có
    yếu tố nước ngoài » được sử dụng đối với những trường hợp phá sản mà có bất kỳ yếu
    tố nước ngoài nào như: doanh nghiệp có hoạt động ở ngoài lãnh thổ quốc gia dù cho
    hoạt động đó không có sự hỗ trợ của tài sản hoặc trường hợp chủ nợ của doanh
    nghiệp ở nước ngoài.
    Tư pháp quốc tế về phá sản rất phức tạp. Những thay đổi của ngành luật này trong
    thời gian vừa qua không làm cho nó đơn giản hơn.
    Trước hết, phức tạp bởi vì nguồn của tư pháp quốc tế về phá sản rất phức tạp. Ví dụ:
    trong pháp luật Pháp, nguồn của ngành luật này rất nhiều, cụ thể:
    Án lệ : Cho đến thời gian gần đây, án lệ, đặc biệt là án lệ của Tòa án Tư pháp tối
    cao (Tòa dân sự và thương mại) gần như là nguồn chủ yếu của tư pháp quốc tế về phá
    sản doanh nghiệp. Xuất hiện nhiều ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sau một thời gian
    vắng bóng, đến giữa những năm 1980, án lệ lấy lại vị trí của mình. Trong pháp luật
    Pháp, án lệ tạo thành các quy định chung của tư pháp quốc tế về phá sản.
    Các văn bản pháp luật trong nước: Ở Pháp, có rất ít văn bản pháp luật về vấn đề
    này. Nhìn chung, nhà làm luật của Pháp ít khi đề cập đến những vấn đề có tính chất
    kỹ thuật liên quan đến những xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử về
    phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số văn bản trong lĩnh vực này như điều
    52, khoản 2 Luật ngày 25 tháng 1 năm 1985 về thủ tục phục hồi và thanh lý doanh
    nghiệp, đã được pháp điển hóa thành điều L. 621-44 Bộ luật Thương mại về các
    khoản nợ bằng ngoại tệ hoặc điều 1, khoản 1 Nghị định ngày 27 tháng 12 năm 1985
    hướng dẫn thi hành Luật năm 1985. Nghị định này quy định cụ thể các tiêu chí xác
    định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong nước trong việc mở thủ tục giải quyết
    phá sản tại Pháp, thực tế đó cũng là thẩm quyền quốc tế của Tòa án.
    Các văn bản của Liên minh Châu Âu: Nước Pháp là một thành viên của Liên minh
    Châu Âu
    Với tư cách đó, trước hết nước Pháp chịu sự điều chỉnh của Nghị định (CE) số
    1346/2000 của Hội đồng Liên minh Châu Âu ngày 29 tháng 5 năm 2000 về thủ tục
    giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, áp dụng từ ngày 31 tháng 5 năm 2002
    đối với các nước thành viên của Liên mình Châu Âu trừ Đan Mạch. Nghị định của Liên
    minh Châu Âu được áp dụng trực tiếp tại các nước thành viên mà không cần qua thủ
    tục chuyển hóa vào pháp luật quốc gia. Theo phụ lục A của Nghị định, thủ tục thanh lý
    và phục hồi doanh nghiệp có thể được thực hiện ở Pháp. Trong trường hợp tiến hành
    phục hồi doanh nghiệp tại Pháp thì phải chỉ định một người điều hành thủ tục.
    Cũng với tư cách là thành viên Liên minh Châu Âu, nước Pháp nằm trong đối tượng
    điều chỉnh của các Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (Luật khung). Đối với các Chỉ thị của
    Liên minh Châu Âu, nước Pháp phải tiến hành chuyển hóa vào nội luật. Trong lĩnh vực
    phá sản, có nhiều văn bản quy định riêng đối với từng loại doanh nghiệp:
    Chỉ thị số 2001/17 (CE) ngày 19 tháng 3 năm 2001 về thủ tục phục hồi và thanh lý
    doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ thị này được chuyển hóa vào nội luật bằng Pháp lệnh số
    2004-504 ngày 7 tháng 6 năm 2004 và Nghị định số 2005-8 ngày 5 tháng 1 năm
    2005.
    Chỉ thị số 2001/24 (CE) ngày 4 tháng 4 năm 2001 về thủ tục phục hồi và thanh lý các
    cơ sở tín dụng. Chỉ thị này được chuyển hóa vào nội luật bằng Pháp lệnh số 2004-
    1127 ngày 21 tháng 10 năm 2004.
    Các Công ước quốc tế. Hiện nay, chưa có công ước đa phương nào trong lĩnh vực phá
    sản doanh nghiệp, chỉ có 4 Hiệp định song phương mà nước Pháp đã ký kết trong đó
    có một số quy định cụ thể về phá sản. Ba trong số 4 Hiệp định đó gần như đã được
    thay thế bởi Nghị định số 1346/2000 (3 Hiệp định đó gồm: Hiệp định Pháp-Bỉ, ngày 8
    tháng 7 năm 1899, Hiệp định Pháp-Ý ngày 3 tháng 6 năm 1930 gồm 2 Thỏa thuận
    hợp tác tư pháp có nội dung rộng hơn trong đó có vấn đề phá sản doanh nghiệp, Hiệp
    định Pháp-Áo ngày 27 tháng 2 năm 1979 chỉ xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp).
    Hiệp định thứ 4 ngày 15 tháng 9 năm 1950 được ký kết giữa Pháp và Monaco cũng chỉ
    xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp.
    Ngược lại, luật mẫu về tình trạng mất khả năng thanh toán có yếu tố nước ngoài do
    Ủy ban của Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo và được
    thông qua ngày 30 tháng 5 năm 1997 không có ảnh hưởng đối với pháp luật Pháp.
    Tư pháp quốc tế về phá sản doanh nghiệp rất phức tạp còn bởi các quan điểm về vấn
    đề này thường đối lập nhau và việc lựa chọn một quan điểm nào đó không phải là một
    việc dễ dàng. Trong lĩnh vực này, xét về hệ quả pháp lý của thủ tục phá sản hiện có 2
    quan điểm đối lập nhau:
    Quan điểm thứ nhất cho rằng thủ tục phá sản doanh nghiệp mang tính thống nhất
    và có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu. Theo quan điểm này chỉ cần mở 1 thủ tục phá
    sản tại trụ sở chính của doanh nghiệp mắc nợ và thủ tục này sẽ có hiệu lực ở tất cả
    những nơi mà doanh nghiệp mắc nợ có tài sản mà không cần phải mở thêm thủ tục
    phá sản tại những nơi đó.
    Quan điểm thứ hai cho rằng thủ tục phá sản doanh nghiệp mang tính lãnh thổ.
    Theo quan điểm này, cần phải mở thủ tục phá sản doanh nghiệp tại tất cả các nước
    nơi có tài sản của doanh nghiệp.
    Dĩ nhiên, không có quốc gia nào chỉ đơn thuần áp dụng một cơ chế duy nhất mà
    thường có sự kết hợp nhiều loại cơ chế trung gian, ví dụ như cơ chế được quy định tại
    Nghị định số 1346/2000 của Liên minh Châu Âu với sự kết hợp hai cơ chế nêu trên,
    theo đó có thể mở một thủ tục chính tại một nước và nhiều thủ tục phụ tại nhiều nước
    khác để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...