Tiểu Luận Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại ? Một cuộc phá giá thành công cần những điều ki

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung

    1. Cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ:
    a/ Tác động của phá giá tiền tệ.

    b/ Tại sao chính phủ phải phá giá tiền tệ?
    2. Cán cân thương mại.
    Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại.
    3. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với cán cân thương mại.
    a/ Cán cân thương mại tính bằng nội tệ.
    b/ Cán cân thương mại tính bằng USD.
    c/ Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm:
    4. Hiệu ứng tuyến j.
    5. Điều kiện cải thiện cán cân thương mại.
    a/ điều kiện của cán cân thương mại:
    b/ Điều kiện Marshall-Lerner
    c/ Để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì ?
    6. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam và một số nước hiện nay.
    a/ Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại ở Việt Nam
    b/ Công cuộc phá giá tiền tệ của một số nước trên thế giới


    1.Cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ:
    Xét về mặt lý thuyết, biện pháp phá giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các biện pháp thường được sử dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
    Phá giá tiền tệ là việc giảm giátrị của đồng nội tệ so vói các ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế đọ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác như USD, EUR

    a, Tác động của việc phá giá tiền tệ -Trong ngắn hạn: Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...