Tiến Sĩ Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Hơn bốn thế kỷ qua, nghệ thuật opera ra đời và chiếm lĩnh được hàng triệu trái
    tim, khối óc của con người. Bằng sự kết hợp tài tình giữa âm nhạc với sân khấu, với
    thơ ca và hội họa trang trí .; bằng những thủ pháp âm nhạc phong phú, đa dạng, opera
    đã trở thành nghệ thuật độc đáo với khả năng diệu kỳ mà ít có thể loại âm nhạc nào
    sánh kịp trong việc thể hiện cuộc sống hiện thực và miêu tả tình cảm của con người.
    Sức mạnh lớn lao của nghệ thuật opera tác động trực tiếp tới khán giả và hấp dẫn sự
    chú ý của các nhạc sĩ trên thế giới. Tên tuổi của nhiều nhạc sĩ trở nên nổi tiếng bởi họ
    đã cống hiến sự nghiệp của mình cho opera như C. Monteverdi, A. Scarlatti, C.W.
    Gluck, C. Weber, G. Verdi, G. Rossini, G. Bizet, R. Wagner, G. Puccini . Nhiều nhạc
    sĩ mà sự nghiệp của họ chói lọi trong các lĩnh vực nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng
    nhưng cũng có nhiều công lao với opera, có những tác phẩm opera sống mãi trong lịch
    sử âm nhạc thế giới như W.A. Mozart, L.V. Beethoven, M. Glinka, P.I. Tchaicovsky,
    S. Prokofiev . Opera hấp dẫn các nhạc sĩ không chỉ bởi thế mạnh trong việc thể hiện
    cuộc sống hiện thực mà còn vì phẩm chất nghệ thuật. Chỉ riêng về mặt âm nhạc, opera
    đòi hỏi ở người nhạc sĩ năng lực sáng tác toàn diện cả thanh nhạc và khí nhạc. Các thủ
    pháp nghệ thuật cũng như kỹ thuật thanh nhạc đạt đến đỉnh cao trong opera. Khí nhạc
    trong opera cũng không kém gì nghệ thuật giao hưởng. Chính vì vậy, ở các quốc gia
    châu Âu và một số quốc gia ở các châu lục khác như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản .
    có nền âm nhạc phát triển cao thì cùng với âm nhạc giao hưởng, opera là một trong
    những môn nghệ thuật được chú trọng.
    Nền âm nhạc mới Việt Nam kể từ ngày đầu hình thành đến nay được trên 70
    năm. So với thế giới và so với âm nhạc truyền thống của ta thì đó là một nền âm nhạc
    còn rất non trẻ, nhưng nhạc mới Việt Nam đã có những đóng góp thực sự to lớn cho sự
    phát triển văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc Việt Nam nói riêng. Dưới sự lãnh
    đạo của Đảng với chính sách “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
    tộc”, âm nhạc mới Việt Nam từ chỗ chủ yếu chỉ sáng tác và biểu diễn ca khúc đã tiến
    2
    những bước nhanh chóng đến xây dựng một cơ ngơi với đầy đủ các thể loại giao
    hưởng, nhạc thính phòng, nhạc sân khấu .
    Đến nay, đã có không ít những tác phẩm âm nhạc sân khấu mới như ca kịch,
    nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet) . với nội dung đề tài đa dạng, các hình thức thủ
    pháp vừa tiếp thu âm nhạc Âu Tây vừa thể hiện được bản sắc dân tộc Việt Nam. Các
    tác phẩm âm nhạc sân khấu không chỉ nói lên sự phong phú của nền âm nhạc nước nhà
    mà còn nói lên sự phát triển cao trong tư duy và bút pháp sáng tác của các nhạc sĩ Việt
    Nam.
    Với tính cách là một thể loại âm nhạc chuyên nghiệp đòi hỏi trình độ cao của
    các nhà soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn và công chúng thưởng thức, opera không xuất
    hiện ngay trong nền nhạc mới Việt Nam như ca khúc và một số thể loại âm nhạc thính
    phòng khác. Sự ra đời của opera Việt Nam đã trải qua một quá trình khá dài. Từ những
    bước đi ban đầu trong sáng tác các tác phẩm ca cảnh, ca kịch ở thời kỳ 1945 - 1954,
    các nhạc sĩ Việt Nam dần dần trưởng thành trong sáng tác âm nhạc cho sân khấu, đến
    khi những điều kiện cần và đủ cả về khách quan và chủ quan chín muồi ở thời kỳ 1954
    - 1975 thì thể loại opera mới chính thức được ra đời. Cùng với nhạc giao hưởng, thính
    phòng, nhạc sân khấu . opera đã góp phần cho sự phát triển nền âm nhạc chuyên
    nghiệp Việt Nam.
    Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ
    bao cấp sang kinh tế thị trường đã dẫn tới sự thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội.
    Trong bối cảnh đó, các thể loại âm nhạc sân khấu như opera, ballet . đang đứng trước
    những thử thách mới. Làm sao để có một nền âm nhạc vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa
    có tầm cỡ quốc tế sánh vai với các nền âm nhạc khác trên thế giới? Cần phải có sự đổi
    mới về quan điểm cho hướng phát triển các thể loại nêu trên. Chính vì vậy, việc xem
    xét, đánh giá các tác phẩm opera Việt Nam, những đóng góp của opera trong sự phát
    triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những
    nguyên nhân thăng trầm của nghệ thuật này là một việc làm rất đáng được quan tâm, để
    từ đó có những giải pháp nhằm góp phần cho sự phát triển nghệ thuật opera ở Việt
    Nam.
    3
    Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Opera
    trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam”.
    2. Lịch sử đề tài.
    Opera ở châu Âu có lịch sử phát triển trên 400 năm. Đã có nhiều công trình của
    nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về opera, chúng ta có thể tham khảo qua The
    Victor book of opera của Louis Biancoll và Robert Bagar (NXB New York, năm
    1949); French opera - ít’s development to the revolution của Norman Demuth (NXB
    The Antemis, năm 1963); The Russian opera của Rosa Newmarch (NXB The Anchor
    London).v.v. Các công trình trên nghiên cứu riêng về opera thế giới, opera Pháp, Nga .
    Tuy nhiên, tất cả đều chưa được dịnh ra tiếng Việt.
    Trong cuốn Các thể loại âm nhạc do Lan Hương dịch (NXB Văn hóa - Hà Nội)
    có một chương viết khá sâu về thể loại opera của E. Tchecnaia. Các giáo trình Lịch sử
    âm nhạc của học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đều có nội dung về thể loại opera
    của châu Âu từ khi xuất hiện đến thế kỷ XX. Trong đó, opera được xem xét là lĩnh vực
    sáng tác của từng nhạc sĩ rồi đưa ra các nhận định về ngôn ngữ và phong cách mà
    không đi thành mảng xuyên suốt riêng. Gần đây, PGS.NSND Trung Kiên đã viết cuốn
    Nghệ thuật opera (Viện Âm nhạc xuất bản, năm 2004). Trong cuốn sách này, opera thế
    giới được nghiên cứu khá chi tiết theo tuyến thể loại và giới thiệu các tác giả nổi tiếng
    ở các thời kỳ tiêu biểu.
    Việc tìm hiểu các thủ pháp sáng tác của các tác phẩm opera Việt Nam cũng đã
    có một số nghiên cứu thông qua các luận văn chuyên ngành Lý luận âm nhạc như: luận
    văn tốt nghiệp Trung cấp của Trần Đinh Lăng Bước đầu tìm hiểu thể loại opera qua
    tác phẩm “Cô Sao” của Đỗ Nhuận; luận văn tốt nghiệp Đại học tại chức của Đoàn Thu
    Hà Tìm hiểu aria và các bài hát đơn ca trong vở nhạc kịch “Cô Sao” của Đỗ Nhuận .;
    trong luận văn Thạc sĩ Một số đặc điểm ngôn ngữ âm nhạc trong sáng tác thanh nhạc
    của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tác giả Trịnh Tuyết Mai có đề cập đến một số tiết mục aria của
    opera Cô Sao; trong luận văn tốt nghiệp Đại học của Trần Thu Anh Tìm hiểu một số
    tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn có một chương nghiên cứu một số nét
    về vở opera “Tình yêu của em”.
    4
    Các luận văn nêu trên chỉ tìm hiểu opera Việt Nam ở một số khía cạnh về ngôn
    ngữ âm nhạc. Riêng đề tài của tác giả Trần Thu Anh có đề cập đến opera “Tình yêu
    của em”, các đề tài khác tập trung chủ yếu vào một số aria của vở opera “Cô Sao” và
    nhìn chung, không đi vào nghiên cứu tổng thể có tính hệ thống về thể loại opera.
    Năm 2000, Viện Âm nhạc đã xuất bản cuốn sách Âm nhạc mới Việt Nam tiến
    trình và thành tựu của các tác giả Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn
    Ngọc Oánh, Thái Phiên. Trong cuốn sách này, cùng với các thể loại nhạc mới khác, thể
    loại opera Việt Nam đã được giới thiệu một số nét về sự hình thành, điểm các tác
    phẩm, tác giả và nêu sơ lược đặc điểm âm nhạc của một số tác phẩm tiêu biểu.
    3. Mục đích nghiên cứu.
    Bản luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản một hiện tượng trong đời sống
    âm nhạc Việt Nam, đó là thể loại opera. Opera Việt Nam được nghiên cứu ở các góc độ
    lịch sử, đặc điểm âm nhạc, mối quan hệ với các thể loại khác như giao hưởng, hợp
    xướng . Qua đó để xem xét, đánh giá và khẳng định vị trí của opera trong sự phát triển
    nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, đồng thời tìm ra những nguyên nhân, tồn tại
    cần giải quyết để góp phần cho triển vọng phát triển opera trong tương lai.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng của luận án là nghiên cứu về sự phát triển của thể loại opera Việt
    Nam trong sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam.
    Luận án nghiên cứu opera Việt Nam trong mối quan hệ với opera thế giới, về
    lịch sử ra đời, một số đặc điểm âm nhạc và những đóng góp của opera cho nền âm nhạc
    Việt Nam.
    Việc phân tích đặc điểm âm nhạc của các tác phẩm opera Việt Nam chỉ là một
    phần của luận án để chứng minh cho sự phát triển của opera Việt Nam. Do khuôn khổ
    độ dài luận án và do các opera Việt Nam hiện không có tư liệu vang nên ở phần nghiên
    cứu đặc điểm âm nhạc, luận án chỉ đi vào phương thức xây dựng các khúc mở màn và
    các tiết mục thanh nhạc.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    5
    Nghiên cứu khái niệm về thể loại opera, sơ lược lịch sử opera ở châu Âu làm cơ
    sở lý luận cho đề tài và quá trình hình thành nghệ thuật opera của Việt Nam.
    Đề tài đi sâu vào nghiên cứu phương thức xây dựng khúc mở màn và các tiết
    mục thanh nhạc để thấy sự học tập opera châu Âu và xu hướng dân tộc hóa trong các
    tác phẩm opera Việt Nam.
    Làm rõ những đóng góp của opera trong nền âm nhạc Việt Nam và đề xuất giải
    pháp cho sự phát triển opera Việt Nam trong tương lai.
    6. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận đối tượng.
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
    - Nghiên cứu tư liệu, thực hiện các phán đoán suy luận trên cơ sở tư liệu thu
    thập được.
    - Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh.
    Chúng tôi sử dụng các tài liệu trong các công trình khoa học về lý thuyết âm
    nhạc cổ điển chấu Âu và lý thuyết âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã được công bố.
    Cách tiếp cận đối tượng chủ yếu trên bản phổ và tổng phổ.
    7. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
    Nếu kết quả của đề tài được công nhận, đề tài sẽ góp phần nêu lên những nhận
    xét tổng quát về nghệ thuật opera Việt Nam, ý nghĩa của thể loại này trong đời sống âm
    nhạc Việt Nam thời kỳ đất nước đổi mới.
    Sự nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển opera Việt Nam sẽ đóng góp
    một phần nhỏ cho các công trình nghiên cứu về lịch sử âm nhạc Việt Nam nói chung
    và âm nhạc mới Việt Nam nói riêng.
    8. Bố cục của luận án.
    Phần Mở đầu
    Chương 1: Lược sử opera châu Âu và quá trình hình thành opera Việt Nam.
    Chương 2: Phương thức xây dựng khúc mở màn và các tiết mục thanh nhạc trong
    opera Vỉệt Nam.
    Chương 3: Đóng góp của opera trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.
    Phần kết luận.

    6
    CHƯƠNG 1
    LƯỢC SỬ OPERA CHÂU ÂU
    VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH OPERA VIỆT NAM
    1.1. Khái niệm về thể loại opera.
    Khi định nghĩa về nghệ thuật opera có khá nhiều ý kiến khác nhau. Một cách
    khái quát và ngắn gọn thì opera được hiểu là nhạc kịch. Trong Thuật ngữ và ký hiệu âm
    nhạc thường dùng của Đào Trọng Từ, Đỗ Mạnh Thường, Đức Bằng có viết: “opera là
    ca kịch, nhạc kịch” [45 : 38]. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học TW nêu
    định nghĩa nhạc kịch là opera [40 : 680].
    Thuật ngữ “nhạc kịch” thường được nhiều sách của nhiều tác giả mở ngoặc để
    chú giải thêm bên cạnh chữ opera hoặc ngược lại. Thí dụ, trong cuốn Âm nhạc Việt
    Nam - Tiến trình và thành tựu có viết “Sự ra đời của thể loại nhạc kịch (opera) cũng
    như các thể loại giao hưởng - thính phòng trong lĩnh vực nhạc đàn, trong giai đoạn
    1954 - 1975 đánh dấu bước phát triển mới của nền âm nhạc mới Việt Nam.” [34 : 473].
    Các giáo trình Lịch sử âm nhạc của Nhạc viện Hà Nội, một số trường đào tạo
    âm nhạc khác và nhiều sách chuyên ngành về âm nhạc đều dịch nghĩa của chữ opera là
    nhạc kịch. Cũng trong Âm nhạc Việt Nam - Tiến trình và thành tựu có viết: “nhạc kịch
    (được dịch từ chữ opera) là loại vở diễn âm nhạc trong nền âm nhạc cổ điển - bác học
    châu Âu”. [34 : 461]
    Khái niệm opera là nhạc kịch tuy ngắn gọn nhưng cũng cho thấy đây là một loại
    hình nghệ thuật bao gồm cả âm nhạc và sân khấu. Tuy nhiên, khái niệm nhạc kịch chưa
    nói lên đầy đủ bản chất của nghệ thuật opera. Chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu định
    nghĩa của opera.
    Trong cuốn Nghệ thuật opera của PGS. Nguyễn Trung Kiên đã đưa ra khá nhiều
    cách định nghĩa về opera của nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thế giới như:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Các tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu.
    1. Louis Biancolli and Robert Bagar (1949), The victor book of operas, The New York
    press.
    2. Norman Demuth (1963), French opera - its development to the revolution, The
    Antemis press.
    3. Rosa Newmarch, The Russian opera, London - The anchor press.
    4. K. Marie Stolba (1990 - 1994), The development of Western music a history, Purdue
    University at Fort Wayne, Publishers: Brown and Benchmark.
    5. Nhiều tác giả của Nga (1981), Các thể loại âm nhạc, Người dịch: Lan Hương. Nxb
    Văn hóa - Hà Nội.
    6. Dương Viết Á (2005), Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, Nxb Hà Nội.
    7. Dương Viết Á (2009), Mấy vấn đề văn hóa âm nhạc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân
    tộc.
    8. Trương Nguyệt Anh (1991), Trích giảng âm nhạc châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX,
    Nhạc viện Hà Nội.
    9. Nguyễn Bách - Tiến Lộc - Hạnh Thy (2000), Thuật ngữ âm nhạc Ý - Pháp- Việt,
    Nxb Âm nhạc.
    10. Lê Thế Hào - Nguyễn Thiết (1995), Chỉ huy - dàn dựng các tác phẩm âm nhạc,
    Trường CĐSP Nhạc - họa TW Công ty văn hóa phẩm XB.
    11. Hà Thị Hoa (chuyên đề môn học cho luận án Tiến sĩ, 2004), Về cội nguồn và sự
    sáng tạo độc đáo làn điệu chèo cổ trong trò Từ Thức, Viện văn hóa thông tin.
    12. Phan Kế Hoành - Vũ Quang Vinh (1982), Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt
    Nam 1945 - 1975, Nxb Văn hóa.
    13. Phan Kế Hoành - Huỳnh Lý (1978), Lịch sử kịch nói Việt Nam (Trước Cách mạng
    Tháng Tám), Nxb Văn hóa.
    14. Đỗ Quang Hưng (1995), Con người Việt Nam trong môi trường văn hóa Phương
    Tây cưỡng chế (1897 - 1945): những giải pháp tiếp nhận, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
    111
    15. Trần Văn Khê, Luận án về âm nhạc cổ truyền Việt Nam, tài liệu đánh máy, Thư
    viện Nhạc viện Hà Nội.
    16. Nguyễn Trung Kiên (2002), Giáo trình thanh nhạc hệ trung học 4 năm, Nhạc viện
    Hà Nội.
    17. Nguyễn Trung Kiên (2004), Nghệ thuật opera, Viện âm nhạc - Hà Nội.
    18. Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc -Hà Nội.
    19. Hoàng Kiều (2001), Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền, Viện âm nhạc.
    20. Vũ Tự Lân (1997), Những ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu trong ca khúc Việt
    Nam giai đoạn 1930 - 1950, Nxb Thế giới.
    21. Thụy Loan (2006), Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm.
    22. Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội - Nxb âm nhạc.
    23. Hồ Chí Minh (1971), Về văn hóa nghệ thuật, Nxb Sự thật.
    24. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc - Hà Nội.
    25. Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh (2001), Nhật Lai với sự nghiệp âm nhạc.
    26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản
    Việt Nam, Nxb Văn hóa TT - Hà Nội.
    27. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII, BCHTW khóa VIII.
    28. Hội nhạc sĩ Việt Nam (1997), Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại.
    29. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb VHTT.
    30. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc.
    31. Tú Ngọc (1979), Tìm hiểu giai điệu dân ca Việt Nam, Tạp chí âm nhạc (số 3).
    32. Tú Ngọc (4 - 1978), Kế thừa truyền thống dân tộc, hấp thụ tinh hoa thế giới và
    sáng tạo cái mới trong âm nhạc, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật.
    33. Tú Ngọc (1991), Trích giảng âm nhạc thế giới thế kỷ XX, Nhạc viện Hà Nội.
    34. Tú Ngọc - Nguyễn Thị Nhung - Vũ Tự Lân - Ngọc Oánh - Thái Phiên (2000), Âm
    nhạc mới Việt Nam tiến trình và những thành tựu, Viện Âm nhạc.
    35. Nguyễn Thị Nhung (2001), Âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam - Sự hình
    thành và phát triển - Tác giả, tác phẩm, Viện Âm nhạc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...