Tài liệu ôn thi môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-1

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí MinhBài làm
    Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, điều đó đã được dân tộc VN và cả nhân loại ngày nay thừa nhận. Với thiên tài trí tuệ của mình, với lòng yêu nước nồng nàn và thương dân sâu sắc, Bác - từ một con người giản dị bình thường đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận thiên tài của cách mạng VN. Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn CM Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng CN Mác LêNin. Tư tưởng ấy có giá trị vô cùng to lớn, định hướng cho cách mạng VN trong hơn nữa thế kỷ qua, góp phần thúc đẩy tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Hiện nay tư tưởng HCM đang tiếp tục soi đường cho CM nước ta trong sự nghiệp đổi mới, cương lĩnh của Đảng ta năm 1991 đã xác định:” Đảng lấy CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
    Vậy chúng ta hãy làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ? Nguồn gốc, quá trình hình thành hệ thống tư tưởng ấy và ý nghĩa của nó trong tình hình hiện nay.
    1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
    Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dânl, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển KT-VH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là sản phẩm tinh thần to lớn của dân tộc ta.
    Nói cách khác, khái niệm tư tưởng HCM bao gồm nguồn gốc, những nội dung chủ yếu và thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta
    2. Điều kiện lịch sử, xã hội, gia đình :
    Tư tưởng HCM là sản phẩm tất yếu của cách mạng VN, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng VN đặt ra từ đầu TK XX cho đến nay.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-2

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Từ năm 1858, đến đầu thế kỷ XX, nước ta đang bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến, chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước nhưng do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, bất cập trước lịch sử, dựa trên ý thức hệ phong kiến hoặc xu hướng dân chủ tư sản nên không tránh khỏi thất bại và bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tình hình đó cho thấy sự bế tắt về đường lối cứu nước và phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng mới Nghệ Tĩnh – quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ương hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường cách mạng mới để cứu dân, cứu nước. Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gủi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà Nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí hướng. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của HCM.
    Khi còn ở trong nước, HCM tuy chưa nhận thức được đặc điểm của thời đại, nhưng từ thực tế lịch sử của đất nước mình, người đã thấy rõ con đường của các bậc cha anh không đem lại kết quả, phải đi tìm một con đường mới. Trong khoảng 10 năm, HCM đã vượt 3 đại dương, 4 Châu lục, đặt chân lên khoảng gần 30 nước. Nhờ đó, Người đã hiểu được bản chất chung của CNĐQ và hoàn cảnh chung của các nước thuộc địa trên thế giới. Tiếp xúc với tác phẩm Sơ khảo lần thứ I những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin và các văn kiện ĐH III của Quốc tế Cộng sản đánh dấu sự chuyến biến lớn trong nhận thức của HCM, nó khẳng định về mặt lý luận việc thực hiện mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, cái mà đang rất cần đối với
    3. Nguồn gốc tư tưởng HCM :
    a. Tư tưởng HCM là sự kế thừa truyền thống văn hóa Việt Nam
    Dân tộc VN trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp, cao quý. Những truyền thống tốt đẹp đó đã ghi đậm dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Thứ nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử VN, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa VN. HCM là người tiếp thu, nhận thức rất sớm và sâu sắc những truyền thống tốt đẹp đó. Trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than dưới hai tầng áp bức bóc lột chính là nguồn động lực hun đúc cho Bác hình thành nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của Người, nguồn gốc đó là toàn bộ tinh hoa văn hóa VN được kết tinh qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nổi bật nhất là chủ nghĩa yêu nước VN. Người nói “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không làm nô lệ” Đó cũng là tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ và hành động của HCM trong suốt cuộc đời. Người nói:” Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhận thức được sức mạnh to lớn của truyền thống đoàn kết – yêu nước và nhân nghĩa ấy của dân tộc, người đã khẳng định “ Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Sức mạnh đoàn kết, nhân nghĩa yêu nước ấy , theo Người phải phát huy mạnh mẽ hơn trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc :”phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-3

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Thứ hai, đó là tinh thần đoàn kết cộng đồng gắn kết cá nhân với gia đình, với làng, với nước; là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Thấm nhuần truyền thống ấy, Người đã lần nêu rõ “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp nhau nên bàn tay. Trong mấy triệu người, có người thế nầy, thế khác, nhưng thế nầy hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình nhân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chặt chẽ, vẻ vang”. Quan điểm xây dựng đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ thành kiến, cách biệt để tập họp lực lượng trong sự nghiệp cách mạng là tư tưởng xuyên suốt của Người trong quá trình hoạt động cách mạng cũng như trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người để lại cho Đảng, cho dân tộc.Thứ ba, dân tộc VN là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Cơ sở của sự lạc quan, yêu đời đó là niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, dân tộc mình, niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Trong thư gửi đồng bào Nam bộ (tháng 9-1945) khi đất nước còn đang bị chia cắt làm 2 miền, Hồ Chí Minh đã viết :”Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta. Chúng ta nhất địn h thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa”. Như vậy, sự kiên định, vững vàng lạc quan trước những khó khăn thử thách luôn được thể hiện trong tư tưởng của Người

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-4

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Thứ tư, dân tộc VN là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời cũng là dân tộc ham học hỏi, cầu tiến bộ và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. b. Tư tưởng HCM là sự kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện tập trung trên những nét tiêu biểu sau :
    Thứ nhất là tư tưởng Nho giáo : trong Nho giáo có các yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động nhưng cũng có những mặt tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một XH bình trị, một thế giới đại đồng; đó là triết lý nhân sinh : tu tâm, dưỡng tính; đó là tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. HCM đã khai thách Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ nhiệm vụ cách mạng.
    Thứ hai là Phật giáo : Phật giáo vào VN rất sớm và ảnh hưởng rất mạnh trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong VH VN. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; đó là nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đó là tinh thần bình đẳng chống lại mọi phân biệt đẳng cấp; đó là tư tưởng đề cao lao động; chống lười biếng; đó là cuộc sống gắn bó với nhân dân , với đất nước
    Ngoài ra, những mặt tích cực trong tư tưởng Phương Đông, Phương Tây và cả chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng được HCM tìm thấy “những điều thích hợp với điều kiện nước ta”.
    Trong những năm tháng bôn ba, vừa kiếm sống vừa tham gia hoạt động cách mạng trên khắp 4 Châu lục, người đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhân dân từ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Pháp đến các nước thuộc địa. Đó là những điều kiện thuận lợi để Người nhanh chóng chiếm lĩnh vốn kiến thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống dân chủ và tiến bộ, cách làm việc dân chủ và sinh hoạt khoa học của nước Pháp
    Điều cốt lõi trong tư tưởng văn hóa HCM là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu ccon người và niềm tin đối với con người hết sức bao la sâu sắc, tất cả vì mọi người, tất cả do con người. Đó là một nhân sinh quan, một triết lý sống rất nhân văn, là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Người nói :”Nghĩ cho cùng mọi vấn đề là vấn đề ở đời và làm người là phải thương nước thương nhân loại đau khổ bị áp bức”. Suốt đời người đã hy sinh chiến đấu chống áp bức, bất công, đem lại cuộc sống tự do hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc, cho nhân loại.
    Văn hóa với Người còn thể hiện ở đạo đức mới : cần kiệm liêm chính chí công vô tư. HCM là một người cộng sản coi trọng đạo đức và tấm gương mẫu mực về đạo đức. Người đã từng nói :”cũng như sông thì co nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đức không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn phải giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loại người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức : thì còn nổi việc gì”. Đạo đức cách mạng là bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng HCM, của văn hóa HCM, di sản vô giá cho chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-5

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    c. Chủ nghĩa Mác LêNin : là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng HCM, là chủ nghĩa Mác LêNin, đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của HCM . Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của CN Mác Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Tư tưởng HCM về ĐCS, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH bắt nguồn từ học thuyết của Mác về ĐCS VN và trực tiếp từ học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã được Lênin đưa ra. Nhưng xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể của VN, HCM đã vận dụng sáng tạo học thuyết ấy để đưa đến cách mạng VN từ thắng lợi này đến thắng lợi khác d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất của Nguyễn Ái Quốc
    Thứ nhất : đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản hiện đại
    Thứ hai : sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào nhân dân quốc tế để có thể tiếp cận với CN Mác LêNin khoa học
    Thứ ba : đó là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ, sẳn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do của đồng bào.
    Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp này đã quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
    4. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM :
    Tư tưởng HCM không hình thành ngay một lúc mà phải trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động phong phú của người.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-6

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    - Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ 1890-1911) : Trong thời trẻ, với những đặc điểm quê hương gia đình và môi trường sống, HCM đã tích lũy được những hiểu biết và phẩm chất tiêu biểu sau : thứ nhất là truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, vốn văn hóa dân tộc và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây, hình thành hoài bão cứu dân cứu nước khi chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh - Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920) : đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước. HCM đã : tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức. Tiếp xúc với Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, HCM đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc. Đứng hẳn về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng CS Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng HCM, từ CN yêu nước đến CN Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp từ người yêu nước thành người cộng sản.
    - Giai đoạn hình thành tư tưởng về con đường cách mạng VN (1921-1930) : HCM hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng CS Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, SX báo Le Paria nhằm tuyên truyền CN Mác LêNIn vào các nước thuộc địa. HCM sang MátXCơVa dự hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội giữa năm 1923. HCM về Quảng Châu tổ chức Hội VN cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa Hội về nước hoạt động cuối năm 1924. Vào tháng 2 năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng CS Việt Nam và trực tiếp thảo các văn kiện : Chánh cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt, Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kện này cùng với 2 tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước đó là Bản án chế độ Thực dân Pháp (1925) và Đường Kách Mệnh (1927), đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng của VN.
    - Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của CM VN (1930-1941) : do không nắm được tình hình thực tế các thuộc địa ở Phương Đông và Việt Nam, lại bị chi phối bởi quan điểm Tả khuynh, tại ĐH 6 (1928) Quốc tế CS đã chỉ trích và phê phán đường lối của HCM vạch ra trong Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Hội nghị Trung ương tháng 10 – 1930 của Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế CS cũng ra án “nghị quyết” thu hồi Chánh cương vắn tắt và Sách lượt vắn tắt, đổi tên Đảng CS Việt Nam thành Đảng CS Đông dương. Trong thời gian đó, HCM tiếp tục tham gia các hoạt động trong Quốc tế cộng sản, nghiên cứu CN Mác Lênin và chỉ đạo cách mạng VN kiên định quan điểm của mình. ĐH 7 Quốc tế Cộng sản 1935 đã có sự tự phê bình về khuynh hướng tả khuynh, cô độc, biệt phái, bỏ rơi mất ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong trào Cộng sản để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy và chống phá CM. ĐH có sự chuyển hướng về sách lượt, chủ trương thành lập mặt trận dân chủ chống Phát xít. Năm 1936, Đảng ta đề ra “chiến sách” mới, phê phán những biểu hiện tả khuynh, cô độc, biệt phái trước đây. Trên thực tế, từ đây Đảng đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, Sách lượt vắn tắt của HCM. Nghị quyết HN TW tháng 11-1939 khẳng định rõ “đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lực dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mạng, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]1-7

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    - Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng HCM (1941-1969) : đầu năm 1941 HCM về nước trực tiếp chỉ đạo HN TW 8 (tháng 5-1941), đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm thời gác khẩu hiệu “cách mạng điền địa”, xóa bỏ vấn đề lliên bang Đông dương, lập ra Mặt trận Việt Minh, thực hiện Đại Đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông. Nhờ đường lối đúng đắn đó, sau 4 năm Đảng đã lãnh đạo CM tháng 8 thắng lợi. Đó là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng HCM. Sau khi giành được chính quyền, Đản g và nhân dân phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng Miền Nam. Đây là thời kỳ tư tưởng HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản của CM VN : về đường lối chiến tranh nhân dân “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, về xây dựng CNXH ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến quá độ lên CNXH không trải qua chế độ TBCN, trên điều kiện đất nước bị chia cắt và có chiến tranh, về xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền, về xây dựng nhá nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân; về củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trước khi qua đời (ngày 2/9/1969) HCM để lại di chúc thiêng liêng gửi gắm trong đó những tinh hoa của tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có, đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì tổ quốc và nhân loại. Di chúc đã tổng kết sâu xa những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng VN, đồng thời cũng vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc ta sau khi kháng chiến thắng lợi. Đảng ta và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn di sản tinh thần vô giá mà HCM để lại cho chúng ta. ĐH đại biểu toàn quốc của Đảng lần VII đã khẳng định : Đảng lấy CN Mác Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng HCM đã thật sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển. Những biến đổi chính trị to lớn trên thế giới diễn ra trong hơn 10 năm qua, vừa kiểm chứng vừa khẳng định tính khoa học, đúng đắn, tính cách mạng, sáng tạo giá trị dân tộc, ý nghĩa quốc tế của tư tưởng HCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...