Tài liệu ôn thi môn: Nhà nước và pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Đồng chí hãy trình bày 1 vài quan điểm về nguồn gốc nhà nước? Nhận xét của đồng chí về quan điểm đó (LL NN-PL trang 5-6)

    Trong lịch sử đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nhà nước
    - Theo thuyết thần học: Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Do vậy nhà nước là lực lượng siêu nhiên và như vậy quyền lực nhà nước là vĩnh viễn. Sự phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu.
    - Theo thuyết Giã tưởng: Nhà nước là kết quả sự phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống cộng đồng. Vì vậy nhà nước có trong mọi XH, về bản chất quyền lực nhà nước cũng giống như quyền gia trưởng của người đúng đầu gia đình.
    - Thuyết khế ước XH: Nhà nước ra đời là SP của 1 khế ước được ký kết trước hết là giữa con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Vì vậy nhà nước phải phản ánh lợi ích của các thành viên trong XH và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ cho họ, bảo vệ lợi ích của họ. Điều này cũng có nghĩa là chủ quyền trong nhà nước thuộc về nhân dân.
    Nhận xét học thuyế này có hạn chế căn bản vi giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, coi nhà nước được lập ra do ý muốn , nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước.
    - Học thuyết Mác Lênin: Trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã chứng minh 1 cách khoa học rằng: Nhà nước xuất hiện khi XH loài người đã phát triển đến một mức độ nhất định, khi XH có sự phân chia thành giai cấp. Nhà nước luôn luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
    Để có cơ sở khoa học xác định nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước trước hệt cần nghiên cứu nguồn gốc kinh tế và XH.
    XH CSNT là XH chưa có giai cấp, chưa có nhà nước PL
    Cơ sở kinh tế là yếu trố cơ bản quyết định KTTT và đời sống XH nói chung. Cơ sở kinh té XH CSNT được đặc trưng bằng chế độ sở hữ chung về TLSX và SP lao động với trình độ thấp. Không ai có tàI sản riêng, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản người kia. Cách thức tổ chức đời sống XH CSNT dưới hình thức thị tộc. Tổ chức thị tộc ra đời là 1 bước tiến trong lịch sử phát triển nhân loại.
    Trong XH CSNT tuy đã có hệ thống quản lý và quyền lực nhưng đó là quyền lực XH đựoc tổ chức và thực hiện dự trên cơ sở nhỹưng ngtắc dân chủ thực sự, quyền lực ở dây xut phát từ XH và phục vụ cho lợi ích XH của cả cộng đồng
    XH CSNT trĩa qua 3 lần phân công lao động XH lớn, mà sau mỗi lần phân công XH lại có những bước tiến mới đẩy nhanh hơn quá trình tan rã của chế độn Công sản NT:
    - Phân công lao động XH lần thức nhất: chăn nuôI tách khỏi trồng trọt và là xuúat hiện tư hữu. Nhờ lao động bản thân con người được phát triển hoàn thiệ. Việc thuần dưỡng động vật đã làm xuất hiện 1 nghề mới, nghề thuần dưỡng và chăn nuôi động vật
    - Phân công lao động XH lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp: Việc tìm ra kim loại, đbiêt là sắt và chế tạo ra các công cụ bằng sắt tạo ra khả năng Ptriển
    - Phân công lao động XH lần thứ ba: Xuất hiện tầng lớp thưng nhân và nghề thương mại. Nề SX hàng hoá xuất hiện đánh dấu quá trình Phân công lao động XH lần thứ ba trong quá trình phát triển XH, sự phân công này làm nảy sinh 1 tầng lớp không tham gia vào SX nữa mà chỉ làm công việc tra đổi sản phẩm, đó là tầng lớp thương nhân.


    Câu 2: Đồng chí hãy trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước. (LLNN PL trang 16)
    * ĐN: Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự XH thực hiện mục đích và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong XH
    * Bản Chất của Nhà nước:
    - Mang tính giai cấp: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trng XH có giai cấp và chính vì thế nhà nước luôn luôn mang bản chất giai cấp. Bản chất đó thể hiện trước hết ở chổ Nhà nước là 1 bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ để duy trì sự thống trị giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
    - Trong XH có giai cấp , sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thực hiện thông qua quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực trong lĩnh vực tư tưởng. Trong đó quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để đảm bảo sự thống trị giai cấp.
    * Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước:
    - Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: khi xuất hiện nhà nước, quyền lực công công đặc biệt được thiết lập, chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền này và để quản lý XH, nhà nước có 1 lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Họ tham gia vào các cơ quan nhà nước và hình thành 1 bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
    - Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ: Khi nhà nước ra đời đã thực hiện việc phân chia dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, giới tính . Việc phân chia này bảo đảm cho hoạt động quản lý của nhà nước tập trung
    - Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Khi nhà nước ra đời, phân chia dân cư theo lãnh thổ, hình thành các quốc gia riêng biệt thì nhà nước có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào các lực lượng bên ngoài. chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn với nhà nước
    - Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý XH bằng PL: nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý XH. Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính chất bắt buộc chung, mọi thành viên trong XH đều phải tôn trọng pháp luật.
    - Nhà nước quy định thuế và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc. Nhà nứoc phải đặt ra các loại thuế vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước. Chỉ có nhà nước mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế. Vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại biểu chính thức của toàn XH để thực hiện sự quản lý XH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...