Chuyên Đề Ôn thi CPA 2010 môn Tin học PHẦN I và PHẦN II

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên đề 7

    Tin học

    PHẦN I - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    1.1. Khái niệm về hệ điều hành

    Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất cho máy tính điện tử có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động cơ sở của máy tính, giúp phần mềm của người sử dụng có thể chạy được trên máy tính. Các hệ điều hành thông dụng hiện nay: MS-DOS, Windows, Unix, Linux, OS/2, Macintosh

    1.2. Máy tính và Nguyên lý hoạt động của máy tính

    1.2.1. Khái niệm về máy tính

    Máy tính là công cụ dùng lưu trữ và xử lý thông tin. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính được thực hiện theo chu trình sau:

    Các thông tin xử lý trên máy tính đều được mã hoá ở dạng số nhị phân, với 2 ký hiệu 0 và 1. Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân được tính là 1 BIT (Binary Digit), đây là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Ngoài ra, còn có các đơn vị đo khác:

    1 Byte = 8 bits

    1 KB (Trạng QuỳnhByte) = 1024 Bytes

    1 MB (MegaByte) = 1.024 KB

    1 GB (GigaByte) = 1.024 MB

    1 TB(TeraByte) = 1.024 GB

    1 PB (PetaTyte) = 1.024 TB

    Để trao đổi thông tin giữa người và các thiết bị trong máy, người ta xây dựng bảng mã nhị phân để biểu diễn các chữ cái, các chữ số, các câu lệnh Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) được chọn làm bảng mã chuẩn. Trong đó, mỗi ký tự được mã hoá bởi một số nhị phân 8 BIT. Tổng số ký hiệu trong bảng mã ASCII là 256 ký tự.

    1.2.2. Các thành phần cơ bản của máy tính:

    Bao gồm: Phần cứng và phần mềm

    XỬ LÝ

    DỮ LIỆU ĐẦU VÀO

    DỮ LIỆU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...