Tài liệu on thi công chức thuế TTDB (50 tờ)

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

    I. Nội dung bài giảng
    Chương I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế Tiêu thụ đặc biệt
    Chương II. Đối tượng chịu thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế Tiêu thụ đặc biệt
    Chương III. Thủ tục quản lý thuế Tiêu thụ đặc biệt.
    Chương IV. Một số nội dung sửa đổi về thuế Tiêu thụ đặc biệt đến năm 2010
    II. Yêu cầu đối với học viên
    - Nắm vững những nội dung cơ bản về thuế TTĐB theo quy định hiện hành như đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế.
    - Nắm bắt được định hướng hoàn thiện của thuế TTĐB nói riêng trong thời gian tới.
    - Vận dụng được Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt trong công tác quản lý thuế hiện hành.











    CHƯƠNG I
    KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA
    THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
    1. Khái niệm
    Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế tiêu dùng được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọi khác nhau: Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, Thụy Ðiển gọi là thuế đặc biệt. Đối với Việt Nam, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành năm 1951. Luật Thuế TTĐB ban hành lần đầu tiên vào năm 1990, ban đầu chỉ nhằm vào 6 mặt hàng: thuốc lá, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã. Kể từ khi ban hành đến nay, Luật thuế TTĐB đã qua nhiều lần bổ sung sửa đổi cho phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển.
    Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào một số hàng hoá và dịch vụ, nhằm điều tiết hướng dẫn sản xuất, điều tiết tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.
    Việc quy định các hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tùy thuộc vào chính sách điều tiết của từng nước, xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính sách điều tiết, hướng dẫn sản xuất tiêu dùng của Nhà nước, phong tục và tập quán tiêu dùng của một số loại hàng hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cụ thể. Nhìn chung, các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thường có các tính chất sau:
    - Một số hàng hoá, dịch vụ có giá bán cao.
    - Cầu của những hàng hoá này thường kém co giãn so với giá cả.
    - Hàng hoá có thể có hại cho sức khoẻ, làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
    2. Đặc điểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...