Chuyên Đề Ôn thi cơ sở văn hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương ôn thi cơ sở văn hóa


    1.
    Các khái niệm cơ bản
    · Văn hóa: văn: đẹp
    Hóa: sự chuyển đổi thành cái đẹp
    là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
    · Văn minh: văn: đẹp
    Minh: là sáng (chỉ tia sáng của đạo đức biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thật )
    Là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại
    · Văn hiến: là văn hóa thiên về giá trị tư tưởng do người hiền tài truyền tải, thể hiện tính dân tộc, lịch sử nhất định
    · Văn vật: là truyền thống văn hóa tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và trong những di tích lịch sử. Văn vật thường gắn với những truyền thống, thành quả văn hóa hoặc những thế hệ nhân tài tiêu biểu cho 1 miền, 1 vùng, 1 địa phương.
    2. So sánh văn hóa với văn minh
    - Giống: đều là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử
    - Khác:
    [TABLE="width: 606"]
    [TR]
    [TD]Văn hóa[/TD]
    [TD]Văn minh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]+ Khi con người xuất hiện
    + Phát triển liên tục và có bề dày lịch sử
    + Bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
    + Có tính dân tộc rõ rệt
    + Có lúc thăng lúc trầm
    + Gắn với phương đông nông nghiệp[/TD]
    [TD]+ Xuất hiện khi có nhà nước, chữ viết, các thành thị, tiền tệ
    + Là lát cắt đồng đại, chỉ trình độ phát triển cao
    + Thiên về vật chất, kỹ thuật
    +Có tính siêu dân tộc, tính chất quốc tế
    +Tiến lên không ngừng và ngày càng phát triển cao
    +Gắn với phương tây công nghiệp

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    3. Đặc trưng và chức năng của văn hóa
    Tính hệ thống- chức năng tổ chức xã hội
    - Tính hệ thống là tính đặc trưng nhất của văn hóa, phản ánh tính đa dạng do con người sáng tạo ra. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp. Nó giúp phát huy những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện của một nền văn hóa, phát hiện những đặc trưng, những quy luật hình thành của nó.
    - Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là vật thể bao trùm của xã hội thể hiện chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường sống (tự nhiên và xã hội) của mình. Nó là nền tảng của xã hội nên được gọi là nền văn hóa





    Câu 1
    1. Khái niệm
    - Thuật ngữ “giao lưu và tiếp biến văn hoá” được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như dân tộc học, xã hội học, văn hoá học.v.v . ở phương Tây, khái niệm này được dùng bởi những từ khác nhau. Người Anh dùng Cultural Change (trao đổi văn hoá). Khái niệm Acculturation của người Hoa Kỳ được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch với những nét nghĩa khác nhau: đan xen văn hoá, hỗn dung văn hoá, giao thoa văn hoá. Cách dịch được nhiều người chấp nhận là giao lưu và tiếp biến văn hoá.
    - Nếu quy luật kế thừa là sự khái quát hoá quá trình phát triển văn hoá diễn ra theo trục thời gian thì giao lưu và tiếp biến văn hoá nhìn nhận sự phát triển văn hoá trong mối quan hệ không gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc.
    - Khái niệm: Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá.
    - Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá. Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc có vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình.
    - Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức:
    + Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng mà văn hoá được trao đổi trên tinh thần tự nguyện.
    + Còn hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này lắm khi không thuần nhất. Có khi trong cái vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính cưỡng bức. Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hoá, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện.
    2. Giao lưu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam
    Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương Tây bằng những con đường và hình thức khác nhau. Cùng với sự hình thành các yếu tố văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông - Tây đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm nên những sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam.
    a. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Đông Nam Á
    - Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hoá Đông Nam á của người Việt cổ, theo GS Hà Văn Tấn(1), diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, trước nền văn hoá Đông Sơn, và giai đoạn thứ hai là từ văn hoá Đông Sơn (thiên niên kỷ thứ I tr.CN) trở đi đến thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ I tr.CN.
    + Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hoá chủ yếu diễn ra giữa các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi đất nước ta. Lúc ấy văn hoá Việt Nam vẫn mang các đặc trưng Đông Nam Á cả về vật chất cũng như tinh thần.
    - Dựa vào cứ liệu của cỏc ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học ngày hôm nay đó xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hoá riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn. Vùng Đông Nam Á tiền sử đã sáng tạo nên một nền văn hoá có những nét tương đồng:
    + Thứ nhất, đó là một phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng ra đời sau, chiếm diện tích không lớn nhưng đóng vai trò chủ đạo. Đông Nam Á trong lịch sử đã từng được mệnh danh là cái nôi của cây lúa nước và một trong năm trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới. Vì vậy, Đông Nam Á mang những đặc trưng của vùng văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với sản xuất lúa nước, trâu bò được thuần hóa và dùng làm sức kéo, đặc biệt là trâu. Công cụ dùng trong sản xuất, sinh hoạt, chiến đấu, dụng cụ nghi lễ chủ yếu được chế tác bằng đồng và sắt .v.v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...