Tài liệu ôn thi cao học môn triết ( câu hỏi - trả lời)

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi 1

    Trình bày những nội dung của Triết học Nho giáo về thế giới. Phân tích những giá trị và hạn chế của nó.

    Trả lời:

    Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, dưới thời xuân thu, người sáng lập là Khổng Tử (551-479 trước CN). Đến thời Chiến Quốc, Nho giáo được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho giáo Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận.

    + Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn. Trong học thuyết của Nho giáo, Khổng Tử thường nói đến Trời, đạo trời, mệnh trời. Tư tưởng của ông về các lĩnh vực này, không rõ ràng là duy vật hay duy tâm. Mục đích của ông khi bàn đến các vấn đề trên là làm chỗ dựa cho học thuyết và đạo lý của mình, để ông đi sâu vào các vấn đề chính trị - đạo đức xã hội.

    + Một mặt, khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn vận động, biến hoá không phụ thuộc vào mệnh lệnh của trời. Trời đối với Khổng Tử có chỗ như là một quy luật, là trật tự của vạn vật.

    Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng, cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ.

    Đây là tư tưởng biện chứng tự phát của ông.

    + Trong học thuyết của Nho giáo kế thừa tư tưởng thời Chu, khái niệm trời có ý nghĩa bậc nhất. Nhưng khi giảng giải đạo lý của mình, Khổng Tử lại không nói rõ ràng và có hệ thống. Sau này quan niệm về trời đất đã lần lượt được các danh Nho đời Hán về sau bổ sung.

    + Tư tưởng của Khổng Tử gộp trời đất muôn vật vào một thể Khổng Tử thường chú ý đến tính chất động nhiều hơn tính chất tĩnh. Quan niệm về vấn đề này biểu hiện đầy đủ, rõ ràng và bao quát bằng từ Dịch. Dịch là đổi, bao hàm cả ý nghĩa thay đổi, trao đổi, biến đổi. Nguyên lý phép tắc của nó được ghi trong Kinh Dịch.

    + Khổng Tử cho rằng trời có ý chí, có thể chi phối vận mệnh của con người. Đó là quan điểm về Thiên mệnh. Ông tin vào vũ trụ quan Dịch, cuộc vận hành biến hoá không ngừng sâu kín, mầu nhiệm của vũ trụ, con người không thể cưỡng nổi. Ông nói: Than ôi, trời làm mất đạo ta, mắc tội với trời không thể cầu ở đâu mà thoát được. Ông cho rằng mỗi cá nhân, sự sống - chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do Thiên mệnh quy định. Phú quý không thể cầu mà có được, do vậy bất tất phải cầu. Tin vào Thiên mệnh, Khổng Tử coi sợ mệnh trời, hiểu biết mệnh trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện là người quân tử.

    Đó là yếu tố duy tâm khách quan trong quan điểm của ông.

    Tuy nhiên, Khổng Tử lại cho rằng con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể thay đổi được cái Thiên tính ban đầu. Ông nói, con người lúc sinh ra, cái tính trời phú cho là giống nhau nhưng trong quá trình tiếp xúc, học tập nó làm cho họ khác nhau, có kẻ trí, có người ngu (Tính tương cận, Tập tương viễn). Đây là mặt tích cực, chỗ thêm vào của Khổng Tử so với quan niệm mệnh trời trước đó.

    + Đối với quỷ thần, Khổng Tử tỏ ra có thái độ hoài nghi về sự tồn tại của quỷ thần cho nên một mặt ông chủ trương tôn kính, một mặt lại xa lánh và cảnh giác. Quan niệm quỷ thần của ông có tính chất lễ giáo hơn tôn giáo. Ông cho rằng quỷ thần là do khí thiêng trong trời đất tạo thành. Tuy nhiên, không thể nhìn thấy cũng như không nghe thấy, thể nghiệm mọi vật mà không bỏ sót nhưng mọi người đều cung kính trang nghiêm để tế tự thì quỷ thần cả ở bên tả, bên hữu mình. Mặt khác, ông lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối cuộc sống con người, ông mê tín quỷ thần: kính nhi viễn chi.

    Như vậy mội mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống. Đây là một bước tiến bộ, một sự đổi mới về nội dung, quyền uy của ý trời, quỷ thần đã bị hạn chế một phần. Tóm lại, học thuyết Nho giáo nói về tự nhiên không nhiều. Những người sáng lập Nho giáo thừa nhận có thiên mệnh, nhưng đối với quỷ thần lại xa lánh, kính trọng. Lập trường của họ về vấn đề này rất mâu thuẫn. Điều đó chứng tỏ tâm lý của họ là muốn gạt bỏ quan niệm thần học thời Âu Chu nhưng không gạt nổi. Quan niệm thiên mệnh của Khổng Tử được đời Hán Đổng Trọng Thư hệ thống hoá, xây dựng thành nội dung triết học duy tâm trong hệ thống triết học của Hán Nho.
     
Đang tải...