Tài liệu Ôn Tập Và Thảo Luận Kinh tế học Vĩ Mô

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vĩ Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

    (ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN)



    KINH TẾ HỌC VĨ MÔ



    I. BÌNH LUẬN CÁC NHẬN ĐỊNH SAU: (Sử dụng đồ thị minh họa khi cần thiết)


    Chương 1 + 2: Khái quát Kinh tế vĩ mô và Hạch toán thu nhập quốc dân

    1. Mục tiêu quan trọng nhất của một nước đang phát triển nhằm thúc đấy sự phát triển kinh tế là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

    2. Nếu các số liệu được thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời, đồng thời quá trình xử lý số liệu cũng chính xác và kịp thời thì ba phương pháp tính GDP phải cho cùng một kết quả.

    3. GDP và GNP là những chỉ tiêu hoàn hảo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.

    4. Muốn so sánh mức sản xuất của một quốc gia giữa hai năm khác nhau người ta thường dùng chỉ tiêu GNP hoặc GDP danh nghĩa.

    5. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây lạm phát.

    6. Khi tiền công và tiền lương của người lao động tăng thì cả đường AS trong ngắn hạn và đường AD sẽ dịch chuyển.

    7. Xu hướng tiêu dùng biên tăng lên sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển song song lên phía trên.

    8. Trong trường hợp thu nhập bao nhiêu cũng tiêu dùng hết thì đường tiêu dùng sẽ trùng với đường tiết kiệm.

    9. Tiêu dùng tự định tăng sẽ làm cho đường tổng cầu thay đổi độ dốc và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng.

    10. Tiêu dùng tự định giảm sẽ làm cho đường tổng cầu thay đổi độ dốc và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng giảm.

    11. Xu hướng tiêu dùng cận biên tăng lên sẽ làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng lên.

    12. Một quốc gia có xu hướng nhập khẩu cận biên tăng lên sẽ làm cho thu nhập cân bằng của nền kinh tế tăng lên.

    13. Giá trị của chỉ số giá tiêu dùng giống với giá trị của chỉ số điều chỉnh GDP.

    14. Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với nhau.

    15. Tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nhau.


    Chương 3: Tổng cầu và Chính sách tài khóa

    16. Khi tỷ suất thuế ròng tăng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm.

    17. Mức ngân sách Nhà nước tốt nhất phải là mức ngân sách được cân bằng hàng năm.

    18. Khi ngân sách nhà nước thâm hụt 100 tỷ, nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ thì cán cân ngân sách sẽ cân bằng trở lại.

    19. Cần bằng mọi cách giảm bớt thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái.

    20. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 500 tỷ, đồng thời tăng thuế thêm 500 tỷ (trong trường hợp thuế là thuế tự định) sẽ làm cho sản lượng cân bằng tăng 500 tỷ.

    21. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng, để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng.

    22. Để giảm thất nghiệp trong nền kinh tế, chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

    23. Khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên.

    24. Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng.

    25. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá cao (quá nóng), chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để ổn định nền kinh tế.

    26. Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ có tác động ngược chiều đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

    27. Khi chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ sẽ làm cho tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên một lượng như nhau.

    28. Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có thể dẫn tới tháo lui đầu tư.

    29. Các giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách tất yếu dẫn đến lạm phát.

    30. Tăng thu của chính phủ là biện pháp duy nhất để chống thâm hụt ngân sách

    31. Giảm chi của chính phủ là biện pháp duy nhất để chống thâm hụt ngân sách.

    32. Vay nợ trong dân để tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ gây ra những gánh nặng nợ nần trong tương lai.


    Chương 4: Tiền tệ và Chính sách tiền tệ

    33. NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.

    34. NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.

    35. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại và lãi suất có xu hướng giảm.

    36. NHTW giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và làm cho lãi suất thị trường giảm.

    37. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

    38. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.

    39. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên.

    40. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng.

    41. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm trong nền kinh tế

    42. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì chính phủ phải điều chỉnh bằng việc sử dụng chính chính tài khóa nới lỏng phối hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng.

    43. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì chính phủ cần phải điều chỉnh bằng việc áp dụng phối hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt.

    44. Nếu MPC tăng lên thì đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải.

    45. Nếu cầu tiền rất nhạy cảm với thu nhập thì đường LM sẽ dịch chuyển song song sang trái.

    46. Chính phủ tăng tỷ suất thuế ròng (t) là nguyên nhân làm cho đường IS sẽ dịch chuyển song song sang trái.


    Chương 5: Tổng cung và Chu kỳ kinh doanh

    47. Thực chất của hàm tổng cung ngắn hạn là hàm theo giá cả.

    48. Các nhà kinh tế có thể biết được trạng thái của nền kinh tế và kết quả của việc thực thi các chính sách thông qua độ dốc của đường tổng cung và tổng cầu.


    Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp

    49. Khái niệm thất nghiệp là chỉ những người không có việc làm.

    50. Lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.

    51. Lạm phát chi phí đẩy là do tăng chi tiêu gây ra.

    52. Nếu chính phủ tăng chi tiêu mà gây ra lạm phát thì đó là lạm phát cầu kéo.

    53. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng nhanh.

    54. Thất nghiệp tự nguyện được coi là thất nghiệp tự nhiên.

    55. Thất nghiệp tạm thời là thất nghiệp tự nhiên.

    56. Lạm phát luôn luôn là một hiện tượng của tiền tệ.

    57. Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh kinh niên của nền kinh tế.

    58. Lạm phát cao luôn đi kèm với thất nghiệp thấp và ngược lại.

    59. Khi thấy giá vàng và thịt bò tăng lên chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.

    60. Khi giá xăng dầu trong nền kinh tế tăng, chúng ta có thể kết luận rằng nền kinh tế đang bị lạm phát.

    61. Khi chi phí đầu vào của tất cả các doanh nghiệp đều tăng lên thì nền kinh tế sẽ bị lạm phát.

    62. Lạm phát và thất nghiệp cao đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

    63. Hàm số Phillips ban đầu cho thấy giữa thất nghiệp - lạm phát không có mối quan hệ đánh đổi cho nhau.

    64. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 (khoảng 8,5%) là tương đối cao nhưng không biền vững.


    Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

    65. Cán cân thanh toán là một cơ sở quan trọng để phân tích những biến đổi kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế mở. Sự thâm hụt hay thặng dư của cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

    66. Khi xuất khẩu tăng thì tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng.

    67. Lạm phát tương đối là nhân tố duy nhất tác động đến tỷ giá hối đoái.

    68. Khi nhập khẩu của một nước tăng thì tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng.


    Password giải nén: http://trangquynh.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...