Tài liệu ôn tập luật dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ÔN TẬP LUẬT DÂN SỰ
    Câu 1. Chứng minh Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
    Một ngành luật được gọi là độc lập trong hệ thống pháp luật khi nó có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng. Xuất phát từ góc độ đó để chứng minh điều Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì ta phải làm rõ Luật Dân sự có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng.
    Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.
    Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định. Theo điều 172 - Bộ Luật Dân sự khái niệm tài sản bao gồm: tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, các quyền về tài sản. Tài sản trong Luật Dân sự được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là vật thuộc về ai, do an chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà bao gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.
    Quan hệ tài sản do lãnh đạo điều chỉnh gồm 5 nhiệm vụ:
    -Quan hệ về sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ)
    -Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
    -Quan hệ về thừa kế
    -Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
    -Quan hệ về bồi thường thiệt hại
    Các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá - tiền tệ và có các đặc điểm sau:
    -Được hình thành theo quy luật giá trị nói chung là sự đền bù ngang giá. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, trong giao lưu dân sự cũng tồn tại những quan hệ không mang tính chất đền bù tương đương (tặng, cho, thừa kế) . Nhưng những quan hệ này không phải là cơ bản và phổ biến.
    -Quan hệ tài sản luôn mang tính ý chí, đó chính là mục đích và động cơ của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản. Tuy nhiên, ý chí của các chủ thẻ phải phù hợp với ý chí Nhà nước.
    -Đối tượng của quan hệ tài sản là những tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và phải là những tài sản được phép lưu thông.
    Nói một cách chung nhất quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh là những quan hệ kinh tế -xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tuân theo quy luật giá trị.
    Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị thân nhân của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận.Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
    Các quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh chia làm hai nhóm:
    -Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền và tên gọi, hình ảnh, uy tín).
    -Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp).
    Với tính cách là một ngành luật độc lập Luật Dân sự có phương pháp điều chỉnh riêng. Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự theo phương pháp:
    -Phương pháp bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
    -Phương pháp tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự.
    -Phương pháp tự chịu trách nhiệm của các chủ thể
    -Tham gia quan hệ pháp luật dân sự

    Câu 2. Các nguyên tắc của lãnh đạo được thể hiện như thế nào trong các chế định dân sự đã học ở phần một của Bộ Luật Dân sự.
    Nguyên tắc của Luật Dân sự là những tư tưởng chủ đạo, quán triệt toàn bộ nội dung Luật Dân sự cũng như định hướng cơ bản cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.
    Các nguyên tắc của Luật Dân sự có thể chia thành bốn nhóm:
    -Nhóm nguyên tắc thể hiện tính pháp chế
    -Nhóm nguyên tắc thể hiện bản sắc truyền thống dân tộc
    -Nhóm nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự
    -Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật
    Có thể khẳng định rằng những nguyên tắc của Luật Dân sự được thể hiện đậm nét trong các chế định của phần một Bộ Luật Dân sự.
    1.Nhóm nguyên tắc thể hiện tính pháp chế
    -Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
    Nguyên tắc này đã được thể hiện trong chế định về quyền nhân thân. Điều 26 - Bộ Luật Dân sự quy định: Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
    -Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...