Tiểu Luận ôn tập lịch sử triết học

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ÔN TẬP LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
    Câu 1 : Trình bày quan điểm nhân sinh quan trong Triết học Phật
    Giáo Ấn Độ cổ đại.
    * Sơ lược tiểu sử :
    _ Phật Giáo là trào lưu tôn giáo, xuất hiện khoảng TK6 TCN ở miền Bắc
    Ấn Độ. Phật Giáo phản ánh sự phản đối đạo Balamon, sự phân chia đẳng
    cấp khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng, lý giải sự khổ đau của con người, và
    đi tìm con đường để giải thoát con người khỏi khổ đau.
    _ Phật Giáo được xây dựng trên cơ sở đời sống của đức Thích Ca Mâu Ni
    (Sakyamauni – tức là bậc hiền giả dòng Sakya ) Phật (Bụt) có nghĩa là
    đấng giác ngộ người khác.
    _ Lịch sử của đạo Phật được ghi chép trong kinh Jakata ( được viết sau
    khi Phật đã mất 100 năm ), thêm nữa, tôn giáo khi xây dựng tôn giáo của
    mình thường thêm thắt các chi tiết để làm tăng chất linh thiêng. Tuy
    nhiên, giới nghiên cứu đều thống nhất ở các điểm sau :
    + Phật là người có thật, con của vương hầu sống cạnh dãy núi Malayia,
    bố là Suildhodina, và mẹ là Maga. Tương truyền đức Phật khi sinh ra nói
    được ngay, 1 tay chỉ lên trời, 1 tay chỉ xuống đất, mẹ đức Phật mất, sống
    với dì ghẻ ( cũng là dì ruột ).
    + Theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Phật sinh 624 TCN, theo tài liệu
    của Trung Quốc trong tác phẩm Tỳ Bà Sa Luận cho rằng Phật sinh 486-
    386 TCN.
    + Phật đi tu vì : ngay từ nhỏ là người từ bi yêu thương nhân loại. Năm 19t,
    vua bắt Phật lấy vợ, vì sợ Phật bỏ nhà nên mỗi lần Phật đi chơi đều cho đi
    theo và 4 lần Phật đi chơi đều gặp cảnh khổ. Năm 29t, Phật từ bỏ tất cả (
    vợ, con, cung điện ) để đi tu. Lúc đầu tu ở dòng Sankhya ( lấy roi quật
    vào người ) 6 năm nhưng không giác ngộ nên Phật đã bỏ xuống núi đổi
    cách tu. Phật ngồi gốc cây bồ đề 48 ngày và khi nhận 1 bát sữa từ tay cô
    gái chăn bò, có 1 luồng sáng từ trời chiếu xuống nên giác ngộ.
    + Sau đó Phật trở về dòng Sankhya giác ngộ cho các bạn cùng tu, rồi
    truyền đạo khắp nơi, gặp mùa mưa thì lưu lại, mùa khô thì tiếp tục truyền
    đạo.
    +Năm 80t, đức Phật mất ở Korilaga, sau khi mất xác Phật được thiêu và
    lấy tro để thờ ở chùa Xá Lợi ( nơi thờ của Phật ).
    _ Lý thuyết Phật Giáo mở ra 1 vấn đề rất mới về nhân sinh : Phật chủ
    trương không tán thành đẳng cấp. Sau khi đức Phật mất. Ca Diếp đã triệu
    tập Kết tập 1 gọi là vương sáng. Học trò của Phật ngồi nhớ lại lời Phật
    dạy rồi biên soạn Kinh Tạng & Luật Tạng. Kết tập 2 được triệu tập sau
    khi đức Phật mất 100 năm, xuất hiện mâu thuẫn : 1 số đông đòi sửa lại
    Kinh Tang & Luật Tạng, 1 số khác trung thành nên chia thành 2 phái. Kết
    tập 3 được họp 245 TCN ở Pata Lipatra dưới sự bảo trợ của vua kabusa :
    biên soạn hoàn chỉnh về 3 kinh : luân, sư, tạng . Kết tập 4 họp TK2 dưới
    sự chủ toạ của nhà tư kế hữu, chủ trương phổ biến & truyền bá tư tưởng ra
    bên ngoài.
    TK5 sau CN, người hung nô xâm lược & hủy diệt Phật Giáo -> Phật
    Giáo suy tàn ở Ấn Độ ( nhưng vẫn là tôn giáo lớn ) . TK8 vua Hexa khôi
    phục Phật Giáo. Sau đó, người Hồi Giáo xâm lược Ấn Độ -> Phật Giáo
    suy tàn & TK12 biến mất hoàn toàn ở Ấn Độ.
    TK18 -> đầu TK19, người Châu Âu khuyến khích Phật Giáo ở Ấn Độ -
    > Phật Giáo được khôi phục. Mặc dù có sự khôi phục, nhưng Phật Giáo
    không còn là tôn giáo lớn ở Ấn. Dù vậy Ấn chính là quê hương của Phật
    Giáo. Hiện nay Phật Giáo thế giới có 1 trào lưu : Đại Thừa ( nhờ đến
    người khác nhất là những người thành chính quả ), Tiểu Thừa ( sự nỗ lực
    cố gắng của chính bản thân mình ). Tiểu Thừa, cấp cao nhất là La Hán,
    Đại Thừa là Bồ Tát. Tư tưởng Phật Giáo lúc đầu truyền khẩu sau mới viết
    thành văn bản.
    * Quan điểm nhân sinh quan
    Nhân sinh quan là quan niệm về con người, đời người, cuộc sống. Toàn
    bộ nhân sinh quan của Phật Giáo được thể hiện trong Tứ Diệu Đế ( 4
    nguyên lý thiêng liêng & thần diệu của đạo Phật ) .
    _ Khổ đế : trong cổ đại đề cập đến bản chất của nhân sinh quan : cuộc
    đời có ý nghĩa như thế nào & mang bản chất gì? Theo quan niệm Phật
    Giáo : đời là bể khổ ( nước mắt của chúng sinh đọng lại đầy hơn 4 bể ) .
    Theo Phật gồm có các nỗi khổ :
    + Nhị khổ : bên trong & bên ngoài .
    + Tam khổ : cái khổ quá khứ, hiện tại & tương lai .
    + Tứ khổ : sinh lão bệnh tử .
    + Bát khổ .
    + Oán tăng hội .
    + Thụ biệt ly : đang yêu mà phải xa nhau -> khổ .
    + Sở cầu bất đắc khổ : cái ta mong muốn ( công danh , địa vị , phú quý ,
    tình duyên mà không đạt được -> khổ ) .
    + Ngũ thủ uẩn khổ : khổ vì thân xác .
    Thống kê lại , đời người có 110 nỗi khổ . Đời là bể khổ do :
    + Gắn với chế độ thống trị và đẳng cấp khắc nghiệt ở AĐ.
    + Vòng đới quá ngắn ngủi .
    + Nhân đế ( tập đế ) : Phật giải thích nguyên nhân của nỗi khổ là do
    nguyên nhân nhận thức , nguyên nhân tinh thần . Cụ thể là do Thập nhị
    nhân duyên & nghiệp báo luân hồi gây ra .
    + Thập nhị nhân duyên :
    ã Vô minh : không sáng suốt , không nhận thức sự vật , hiện tượng .
    ã Duyên hành : Hành động của ý thức , dao động của tâm & khuynh
    hướng , manh nha của nghiệp .
    ã Duyên thức : là tâm thức của con người , từ chỗ trong sáng cân
    bằng là minh -> ô nhiễm mất cân bằng là vô minh .
    ã Duyên danh sắc : là sự hội nhập của các ý thức tinh thần & vật chất
    . Danh là tinh thần , sắc là vật chất . Cơ thể cấu tạo bởi ngũ uẩn :
    sắc ( vc ) , thụ ( cảm giác ) , tưởng , hành , thức là tinh thần .
    ã Duyên lục nhập : là quá trình tiếp xúc thế giới khách quan ( lục căn
    tiếp xúc lục trần )
    ã Duyên xúc : là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn , lục trần và thức .
    ã Duyên thụ : thụ là cảm giác , do tiếp xúc mà nảy sinh cái cảm giác
    yêu , ghét , vui , buồn .
    ã Duyên ái : ái tức là yêu thích ( ám chỉ sự nảy sinh dục vọng ) .
    ã Duyên thủ : đã yêu thích thì muốn giữ lấy chiếm lấy .
    ã Duyên hữu : là tiến tới chủ thể chiếm hữu ( cái ta thì phải tồn tại
    hữu tức là đã có hành động tạo nghiệp .
    ã Duyên sinh : đã có tạo nghiệp ( hữu ) tức đã có nghiệp nhân , ắt có
    nghiệp quả -> sinh ra ta .
    ã Duyên lão tử : đã sinh ra thì phải già và chết . Lão Tử là kết quả
    cuối cùng của 1 quá trình nhưng đồng thời là nguyên nhân của 1
    vòng luân hồi khác .
    Nghiệp : sợi dây tạo tác nối cái này với cái kia .
    + Nghiệp báo luân hồi : con người có tam nghiệp :
    ã Thân nghiệp : do hành động gây ra .
    ã Khẩu nghiệp : do lời nói gây ra .
    ã Ý nghiệp : mới chỉ có trong ý nghĩ .
    Vì tam nghiệp cho nên con người rơi vào 6 kiếp : Địa ngục ; Ma
    đói ; súc vật ; atula ( nửa người nửa vật ) ; người ; trời .
    6 kiếp này luân hồi mãi không dứt , chỉ khi nào thành Phật lên
    cõi Phật mới thoát khỏi 6 kiếp .
    _ Diệt đế : trong diệ đế Phật khẳng định , nỗi khổ hoàn toàn có thể tiêu
    diệt để chấm dứt nghiệp luân hồi . Chỉ ra con đường ta luyện để được lên
    niết bàn .
    Nghĩa của niết bàn :
    + Viên tịch , rơi vào thế giới của sự tịch diệt .
    + Tây phương cực lạc .
    + Nơi thường Lạc Ngã Tịnh : thường ( còn mất ) lạc ( vui vẻ ) ngã ( bản
    thân mình ở đó ) tịnh ( trong sạch ) .
    + Nơi hoàn toàn thủ tịnh để không phải quay lại làm kiếp người hay kiếp
    khác chịu khổ .
    + Phật tại tâm .
    Niết bàn được hiểu nhiều nghĩa nhưng tóm lại niết bàn là 1 trạng thái
    không còn ý thức và cái vô thức cũng chìm vào chân không , nó không
    còn là 1 quá trình , không có 1 nội dung nào . Tất cả chỉ còn lại sự yên
    lặng vô biên .
    _ Đạo đế : đưa ra con đường giải thoát diệt khổ , thực chất là nhằm tiêu
    diệt vô minh , gồm bát chánh đạo ( 8 con đường chính ) , tam học và lục
    độ .
    + Bát chánh đạo :
    ã Chính kiến : hiểu biết đúng đắn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...