Chuyên Đề ô nhiễm môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu về chuyên đề: "Phân tích các vấn đề về Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm điện từ trường. Về ô nhiễm không khí, đưa ra các phân tích về chất ô nhiễm không khí điển hình như các khí ô nhiễm hữu cơ (VOCs, CH4) và các khí ô nhiễm vô cơ (CO2, SOx, NOx, chì, HF, Amoniac .). Về ô nhiễm nước: các loại ô nhiễm nước, ô nhiễm kim loại nặng, á kim và các kim loại hữu cơ, các anion vô cơ, độ axit, độ kiềm và độ mặn, các chất ô nhiễm hữu cơ: các chất hoạt động bề mặt, hydrocacbon đa vòng thơm, dioxin, thuốc trừ sâu, PCBs, chất phóng xạ. Phần cuối cùng là ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm điện từ, tác hại của chúng (âm thanh là gì, bước sóng là gì, cấu tạo của tai người, phạm vi khả thính, tiếng ồn, khuyết tật về thính giác, điện từ trường là gì, tác động tiêu cực từ bức xạ điện từ)."

    Tác động của tiếng ồn đến con người
    Trong nhiều thập kỷ qua tiếng ồn có thể gây ra các phản ứng trong cơ thể người mà không liên quan đến thính giác. Đây là những hiệu ứng về sinh lý lẫn tâm lý. Mức cường độ ồn tương ứng với hiệu ứng tâm lý bắt đầu từ 30 – 60 dB trong đó liên quan đến hiệu ứng sinh lý là từ 60 – 90 dB.
    Trong hầu hết các trường hợp thay đổi sinh lý là điều hiển nhiên chỉ sau một thời gian ngắn sau khi tiếng ồn biểu hiện. Tuy nhiên, tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây biến đổi nghiêm trọng cân bằng sinh lý của cơ thể. Tác động lớn vào hệ thống tuần hoàn, nội tiết, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Tác động phổ biến nhất lên hệ thống tuần hoàn của tiếng ồn là làm tăng huyết áp, tăng hoặc giảm xung theo tần số cũng như làm giảm lưu lượng máu ngoại vi. Trong số các tuyến nội tiết, tuyến giáp có tính nhạy cảm cao nhất đối với tiếng ồn. Ngoài ra, việc giảm dịch tiết ở dạ dày và ruột ở các mức tiếp xúc khác nhau cũng là tác động quan trọng. Những thay đổi về hơi thở được ghi nhận cho tiếng ồn liên tục với sự tăng lên về lượng cacbon dioxit tạo thành.
    Tác động tâm lý của tiếng ồn khó xác định hơn. Tuy vậy, khó chịu, nổi giận hoặc các cảm xúc tiêu cực, rối loạn phản ánh trong việc thiếu tập trung cảnh giác, nhiễu loạn âm thanh và cuối cùng là rối loạn giấc ngủ được xem xét không ít.Trong nhiều thập kỷ qua tiếng ồn có thể gây ra các phản ứng trong cơ thể người mà không liên quan đến thính giác. Đây là những hiệu ứng về sinh lý lẫn tâm lý. Mức cường độ ồn tương ứng với hiệu ứng tâm lý bắt đầu từ 30 – 60 dB trong đó liên quan đến hiệu ứng sinh lý là từ 60 – 90 dB.
    Trong hầu hết các trường hợp thay đổi sinh lý là điều hiển nhiên chỉ sau một thời gian ngắn sau khi tiếng ồn biểu hiện. Tuy nhiên, tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây biến đổi nghiêm trọng cân bằng sinh lý của cơ thể. Tác động lớn vào hệ thống tuần hoàn, nội tiết, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Tác động phổ biến nhất lên hệ thống tuần hoàn của tiếng ồn là làm tăng huyết áp, tăng hoặc giảm xung theo tần số cũng như làm giảm lưu lượng máu ngoại vi. Trong số các tuyến nội tiết, tuyến giáp có tính nhạy cảm cao nhất đối với tiếng ồn. Ngoài ra, việc giảm dịch tiết ở dạ dày và ruột ở các mức tiếp xúc khác nhau cũng là tác động quan trọng. Những thay đổi về hơi thở được ghi nhận cho tiếng ồn liên tục với sự tăng lên về lượng cacbon dioxit tạo thành.
    Tác động tâm lý của tiếng ồn khó xác định hơn. Tuy vậy, khó chịu, nổi giận hoặc các cảm xúc tiêu cực, rối loạn phản ánh trong việc thiếu tập trung cảnh giác, nhiễu loạn âm thanh và cuối cùng là rối loạn giấc ngủ được xem xét không ít.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...