Luận Văn Ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hà Đông - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, ô nhiễm môi trường là một vấn nạn của nhân loại. Cả thế giới đang sát cánh cùng nhau cứu sống hành tinh của mình. Với sự nỗ lực của các quốc gia các tổ chức quốc tế, chúng ta đã thu được những kết quả nhất định trong việc kiểm soát ô nhiễm môi truờng trên thể giới, tuy nhiên những kết quả đạt được là rất nhỏ nhoi chúng ta đang phải đứng trước một thời kì môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là bắt nguồn từ con người. Con người với sự phát triển nhanh chóng của mình không để ý đến môi trường, đang ngày càng làm cho môi trường sống của mình bị thu hẹp. Đặc biệt là môi trường không khí tại nhiều nơi trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
    Thành phố Hà Đông là trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi đô thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với vị trí nằm liền kề và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội, thành phố Hà Đông có một lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế. Nhưng đi cùng với quá trình phát triển và đô thị hóa, môi trường không khí của thành phố đang ngày càng chịu áp lực ô nhiễm nhiều hơn. Tại các làng nghề mức độ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng cho nhiều khu vực lân cận. Tại các đô thị hiện tượng ô nhiễm không khí mang tính chất cục bộ, tập trung tại những khu vực có mật độ các phương tiện giao thông cao hoặc các công trình sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng Tại khu vực cạnh các tuyến đường giao thông chủ yếu bị ô nhiễm bụi cấp. Tại các khu, cụm điểm công nghiệp hiện nay những biểu hiện ô nhiễm do các hoạt động chưa rõ rang do nhiều khu công nghiệp còn đang trong giai đoạn xây dựng hoặc mới bắt đầu hoạt động.
    Để có được sự phát triển mang tính bền vững và hiệu quả cần phải có sự nghiên cứu về lí luận, đánh giá đúng thực trạng môi trường và đưa ra các giải pháp phù hợp. Vì vậy, muốn góp ý kiến của mình tôi chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hà Đông_thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Với các phương pháp nghiên cứu:
    1. Phương pháp chuyên gia.
    2. Phương pháp tiếp cận thực tế.
    Ngoài phần mở đầu, kêt luận và các phụ lục chuyên đề sẽ được trình bày với nội dung gồm 3 phần chính sau đây:
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỂ MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG.
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG.
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 4
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỂ MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. 8
    1. Môi trường và ô nhiễm môi trường. 8
    1.1. Môi trường. 8
    1.2. Ô nhiễm môi trường. 9
    2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí 10
    2.1. Tổng quan về môi trường không khí. 10
    2.1.1. Khí quyển và môi trường không khí 10
    2.1.2. Đặc trưng của môi trường không khí. 11
    2.2. Ô nhiễm môi trường không khí. 12
    2.2.1. Khái niệm 12
    2.2.2. Phân loại 12
    Nguồn: Cơ sở khoa học môi trường_PTS Lưu Đức Hải 19
    2.2.3 Các tác nhân gây ô nhiễm không khí và tác động của chúng. 19
    Nguồn: Cơ sở khoa học môi trường_PTS Lưu Đức Hải 21
    2.2.4. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển. 25
    3. Chất lượng môi trường và chất lượng môi trường không khí 26
    3.1. Chất lượng môi trường: 26
    3.2. Chất lượng môi trường không khí 26
    3.3. Tiêu chuẩn môi trường. 27
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG. 37
    1. TỔNG QUAN VỀ HÀ ĐÔNG: 37
    1.1. Điều kiện tự nhiên: 37
    1.1.1. Vị trí địa lý: 37
    1.1.2. Khí hậu. 38
    1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 38
    1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 38
    1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 39
    Nguồn: theo thống kê phòng TN và MT Hà Đông. 40
    1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. 40
    1.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp. 40
    1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp. 41
    1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ. 42
    1.4. Dân số, lao động và việc làm. 43
    1.4.1. Dân số. 43
    1.4.2. Lao động và việc làm: 43
    1.5. Giao Thông. 44
    2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí của thành phố Hà Đông. 44
    2.1. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh. 45
    2.1.1. Tình trạng ô nhiễm. 45
    Nguồn: phòng tài nguyên môi trường thành phố Hà Đông. 46
    2.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm 49
    2.2 Hiện trạng môi trường không khí tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề. 51
    2.2.1 Tình trạng ô nhiễm. 51
    2.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm 55
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG 57
    1. Giải pháp cho các phương tiện giao thông. 58
    2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp. 60
    3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các khu đô thị và dân cư tập trung. 61
    4. Áp dụng các công cụ pháp lý và kinh tế nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng môi trường không khí. 62
    5. Các giải pháp khác. 64
    KẾT LUẬN 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...