Luận Văn Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất:
    Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và là thành phần quan trọng của sinh thái duy trì sự sống cho nhiều loài trong thiên nhiên.
    Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn cầu là 13.382 triệu ha. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất nâu chỉ chiếm 12,6%, còn những loại đất quá xấu như: đất băng tuyết vĩnh cửu, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%.
    Toàn bộ đất đai có thể khai khẩn dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau hầu như dã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất nổi. Cơ cấu sử dụng đất cụ thể như sau:
    Đất nông nghiệp: 11%
    Đất đồng cỏ, chăn thả: 24%
    Đất rừng và rừng: 31%
    Đất khác 34%
    Trong 15 năm (1973 – 1988) đất nông nghiệp tăng 47%, đất đồng cỏ chăn thả giảm 1,3%, đất rừng và rừng giảm 3,5%, đất khác tăng 2,3%.
    Trong 34% đất khác bao gồm: đất có khả năng nông nghiệp, đất xây dựng, đất chứa thải Đất có khả năng nông nghiệp là 3.200 triệu ha, hơn gấp đôi mức đã sử dụng (1.475 triệu ha), trong đó tỷ lệ đã đưa vào sử dụng ở các nước phát triển là 70%, các nước đang phát triển chỉ có 30%.
    Tổng số đất chưa sử dụng (đất dự trữ) dù còn chiếm gần 45% nhưng trong đó:
    - Đất không đòi hỏi ác khoản chi lớn vào khai khẩn chỉ chiếm 5%/DTTN
    - Đất cần những chi phí lớn trong sử dụng: 24%/DTTN (hoang mạc, đầm lầy, sườn dốc đứng, đài nguyên rừng, đất hoang do con người).
    - Đất không dùng được: 15%/DTTN (sông băng, núi cao gần đường tuyết, đài nguyên).
    Trong số đất nông nghiệp, đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình: 28% và đất có năng suất thấp chiếm đến 58%.
    Mất rừng ở Việt Nam là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoang mạc hoá, gây suy thoái môi trường, lũ lụt và hạn hán. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hứa Đức Nhị cho biết như vậy tại Hội thảo thực hiện Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD) khai mạc sáng nay (8/9) tại Hà Nội.
    Theo Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, mặc dù một loạt chương trình như Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, và Dự án trồng mới năm triệu hecta rừng đã nâng độ che phủ lên 36% song việc phục hồi rừng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân địa phương, yêu cầu phòng hộ và chưa hạn chế tích cực quá trình hoang mạc hoá.
    Sa mạc hoá có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu và hoạt động của con người. Quá trình sa mạc hoá và thoái hoá đất ở Việt Nam là kết quả của xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay/cát chảy, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Việt Nam có sa mạc cục bộ. Trong tổng số khoảng 9,34 triệu hecta đất hoang hoá, 7.550.000ha đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá. Ước tính quá trình sa mạc hoá mỗi năm làm mất khoảng 20ha đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá. Tại Quảng Trị, 20-30ha đất ruộng vườn và cây ăn quả bị cát phủ dày thêm 2m mỗi năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...