Thạc Sĩ Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội TP.HCM

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong thời đại ngày nay, sự Phát triển của khoa học và công nghệ cho phép con người mở
    rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường của không gian như độ cao,
    chiều sâu . Cùng với sức ép của sự bùng nổ dân số ở nhiều nước, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng
    bắt đầu song hành với nỗi lo ấy. Tài nguyên trên đất liền cạn kiệt, con người bắt đầu hướng đến tài
    nguyên trên biển. Hướng ra biển, tiến ra biển trở thành một hướng Phát triển mới của loài người,
    một chiến lược lâu dài của nhiều nước trên thế giới.
    Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km
    từ Móng Cái đến Hà Tiên; có vùng biển và thềm lục địa rộng 1 triệu km2
    , gấp hơn 3 lần lãnh thổ
    trên đất liền; với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng. Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện
    tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây
    dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình CNH-HĐH đất nước đã đánh dấu
    một bước Phát triển mới của Việt Nam trong công cuộc “tiến ra biển”. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát
    triển về kinh tế biển, ô nhiễm môi trường biển cũng đang trở thành một vấn đề cấp bách trong giai
    đoạn hiện nay. Các vụ tràn dầu, rò rỉ các chất độc hại của tàu thuyền quốc tế, các rừng ngập mặn bị
    tàn phá; nước thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, suối chảy ra biển; thiên tai
    làm xói mòn bờ biển đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường biển của Việt Nam.
    Tp. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan
    trọng của cả nước. Bên cạnh sự Phát triển vượt bậc về kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh cũng gặp phải
    những thách thức về vấn đề môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng được TP hết
    sức quan tâm. Những thách thức về vấn đề môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng
    và cả nước nói chung đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận, hiểu rõ các nguyên nhân, các nguồn gây ô
    nhiễm môi trường biển, đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động
    kinh tế - Xã hội nhằm giảm thiểu những tác động đó để bảo đảm sự Phát triển bền vững cho môi
    trường biển nước ta hiện nay. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Ô NHIỄM MÔI
    TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG kinh tế - Xã hội
    TP.HỒ CHÍ MINH”.

    2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

    2.1. Mục đích của đề tài

    Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng của ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng của nó
    đến các hoạt động kinh tế - Xã hội của thành phố, cũng như đề xuất các giải pháp cho vấn đề này. Từ
    đó hướng đến sự Phát triển bền vững môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    Các nhiệm vụ cần thực hiện :
    - Tìm hiểu cơ sở lí luận vấn đề môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và các nguồn gây ô
    nhiễm môi trường biển hiện nay.
    - Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh
    nói riêng.
    - Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - Xã hội
    Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009.
    - Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải
    pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

    3. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh
    những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - Xã hội trong thời gian vừa qua (1997 - 2009).

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Trong giới hạn cho phép, đề tài chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
    biển đến các hoạt động kinh tế - Xã hội của Tp. Hồ Chí Minh (xét từ góc độ Địa lí Kinh tế - Xã hội)
    trong giai đoạn 1997 – 2009 đặt trong mối Quan hệ với vùng ĐNB và vùng KTTĐ phía Nam, cũng
    như đề xuất các giải pháp Phát triển bền vững cho môi trường biển trong giai đoạn tới.
    Do phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - Xã hội của
    thành phố diễn ra ở nhiều khía cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khía cạnh nổi bật nhất như công
    nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và trong phạm vi không gian là các quận có hoạt động liên quan đến
    môi trường biển như Nhà Bè, Cần Giờ

    5. Quan điểm nghiên cứu

    5.1. Quan điểm Lịch sử - viễn cảnh

    Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì những tài nguyên
    trên biển được nhiều nước hướng đến. Vấn đề khai thác tài nguyên trên biển, “hướng ra biển” của
    nhiều nước đã làm cho ô nhiễm môi trường biển trở thành một trong nhưng vấn đề đang được quan
    tâm trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Vì vậy trên quan điểm Lịch sử - viễn cảnh, chúng
    ta sẽ đánh giá khách quan về vấn đề này trong quá khứ cũng như đưa ra nhưng dự báo trong tương
    lai. Từ đó, chúng ta sẽ có những nhận định đúng đắn cho vấn đề này để có thể phát huy được các ưu
    thế của đề tài, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nó.

    5.2. Quan điểm hệ thống

    Ô nhiễm biển không chỉ bao gồm các hoạt động ô nhiễm xảy ra trên biển mà còn bao gồm
    các hoạt động có nguồn từ đất liền. Vì thế ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh có liên quan mật thiết đến các hoạt động ô nhiễm tại hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Sông Đồng Nai là
    một trong những con sông lớn của Việt Nam. Lưu vực sông Đồng Nai nằm phần lớn trong các tỉnh
    thuộc vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí
    Minh cần liên hệ với những vấn đề môi trường tại lưu vực của hai con sông này.
    Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước
    trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ thống của khu vực, vùng giúp
    chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hiện nay. Từ đó học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên
    tiến, phát huy những thế mạnh của chúng ta để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường biển
    cũng như hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của nó đến kinh tế - Xã hội và môi trường.

    5.3. Quan điểm Phát triển bền vững

    Khi nghiên cứu vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển cần phải dựa trên quan
    điểm sinh thái và Phát triển bền vững. Phát triển kinh tế - Xã hội của TP.HCM phải đi đôi với sử
    dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài
    hoà giữa Phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng Xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
    con người.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp định lượng

    6.1.1. Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu

    Để đề tài được hoàn thành, việc sưu tầm các tài liệu liên quan có ý nghĩa quan trọng, những tài
    liệu nghiên cứu, những thông tin dựa vào các nguồn như sách, tạp chí, báo chuyên ngành, các
    website chuyên ngành về môi trường và ô nhiễm môi trường biển giúp cho việc phân tích được cặn
    kẽ hơn. Sau khi sưu tầm các tài liệu tham khảo, người nghiên cứu phải chắt lọc các thông tin cần
    thiết, thống kê các số liệu theo thời gian cho phù hợp với đề tài đã chọn. Phương pháp sưu tầm và
    thống kê số liệu cho phép người nghiên cứu có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề ô nhiễm môi
    trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên nguồn tài liệu
    lấy từ nhiều kênh thông tin khác nhau nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.

    6.1.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

    Phương pháp này giúp phân tích các số liệu liên quan đến đề tài. Từ các số liệu thống kê đã
    có, thông qua chương trình Microsoft Office Excel, người nghiên cứu có thể đưa ra những nhận
    định, đánh giá chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh.

    6.1.3. Phương pháp thực địa

    Việc nghiên cứu một vấn đề không thể thiếu sự tìm hiểu từ thực tế. Thông qua hoạt động quan
    sát, tìm hiểu từ thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, người
    nghiên cứu sẽ đưa ra được những minh chứng tốt nhất cho vấn đề trên. Từ đó, đánh giá được đúng thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay và những tác động của nó tại Tp. Hồ Chí
    Minh.

    6.1.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

    Thông qua việc sử dụng các bản đồ - biểu đồ liên quan đến vấn đề ô nhiễm biển tại Tp. Hồ Chí
    Minh, người nghiên cứu có được cái nhìn trực quan, sinh động về vấn đề. Từ đó đưa ra những nhận
    định chính xác về ô nhiễm môi trường biển hiện nay.
    Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu
    đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối Quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số
    liệu và biểu đồ.

    6.2. Phương pháp định tính

    6.2.1. Phương pháp chuyên gia

    Dựa trên những quan điểm, những bài báo, những tác phẩm, những công trình nghiên cứu của
    các chuyên gia trong ngành, người nghiên cứu tìm hiểu, phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường biển,
    tác động của ô nhiễm đến các hoạt động kinh tế - Xã hội để tìm ra những ưu và khuyết của vấn đề.
    Bên cạnh đó, dựa trên các quan điểm đã nêu (trong phần 5) để đưa ra những nhận định chính xác về
    vấn đề ô nhiễm môi trường biển và tác động của nó đến kinh tế - Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh hiện
    nay.

    6.2.2. Phương pháp dự báo

    Sau khi đã có những nhận định cũng như các số liệu thống kê cần thiết về vấn đề ô nhiễm môi
    trường biển hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, việc dự báo về vấn đề ô nhiễm biển trong tương lai là hết
    sức cần thiết. Dựa trên các công thức dự báo sẵn có, thông qua một số phép tính, người nghiên cứu
    đưa ra những phân tích, đánh giá về tác động của ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - Xã hội
    trong tương lai của Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra những giải pháp cho vấn đề này trong thời gian
    sắp tới.

    7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Tình
    trạng ô nhiễm xảy ra ở khắp mọi nơi cùng với sự Phát triển về kinh tế - Xã hội của các nước, đặc biệt
    là ở các nước đang Phát triển tình trạng này càng đáng báo động. Việt Nam cũng không là một
    trường hợp ngoại lệ. Với 3260 km đường bờ biển, với nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch, cùng
    nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng đã nói lên vai trò của biển đối với Việt Nam. Tuy nhiên,
    vấn đề khai thác tài nguyên biển cũng phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường biển. Ô nhiễm biển
    hiện nay tại Việt Nam cũng đang trong tình trạng báo động. Có nhiều đề tài nghiên cứu đã đề cập
    đến vấn đề này như: Trong cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp” của TS Nguyễn Hồng
    Thao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, có đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các
    nguyên nhân gây ô nhiễm, các điều ước Quốc tế và khu vực Đông Nam Á về vấn đề ô nhiễm môi
    trường biển. Tác giả cũng phân tích rất kĩ về hiện trạng tài nguyên, vấn đề ô nhiễm biển cũng như
    các chiến lược, hoạt động liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách cũng chưa
    đề cập đến vấn đề tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các vấn đề kinh tế - Xã hội của Việt
    Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Đề cập đến chiến luợc biển của Việt Nam, cũng như các công ước Quốc tế về biển mà Việt
    Nam đang thực hiện, cuốn sách “Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam” cũng do
    TS Nguyễn Hồng Thao (chủ biên) cùng nhóm tác giả PGS.TS Đỗ Minh Thái, TS Nguyễn Thị Như
    Mai, ThS. Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2008, đã nêu đầy đủ và chi tiết về
    Công ước biển 1982. Trong đó, có một phần đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển là “Thực
    hiện công ước 1982 trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển”. Tuy nhiên cuốn sách cũng
    chỉ đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường biển chứ
    chưa phân tích về tác động ngược lại của ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
    Nhằm nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tác động của ô nhiễm dầu tới hệ sinh thái và
    lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức một buổi
    Hội thảo với chủ đề “Đánh giá tác động ô nhiễm dầu đến hệ sinh thái biển và ven biển và lượng
    giá thiệt hại kinh tế” vào ngày 14/06/2007 tại Hà Nội. Hội thảo đã đánh giá được tác động của ô
    nhiễm môi trường biển đến các hệ sinh thái tiêu biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô Tuy
    nhiên việc đánh giá vẫn chỉ mang tính đại diện chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và chưa đánh giá
    được những tác động khác đến đời sống con người như về sức khỏe, tinh thần .
    Trong báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ về đề tài “Cơ sở khoa học cho việc Phát triển
    kinh tế - Xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình Phát triển cho một số khu vực trọng
    điểm” nhóm tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, TS Trương Văn Tuyên, Hà Nội, 2004, đã trình bày
    một cách cặn kẽ về vai trò của biển và ven biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
    nước, cũng như tình hình Phát triển kinh tế - Xã hội của dải ven biển trong giai đoạn hiện nay. Đề tài
    đã đưa ra được cái nhìn toàn diện về quy mô Phát triển cũng như mô hình Phát triển cho một số khu
    vực trọng điểm như khu vực đô thị cảng Hải Phòng, mô hình Phát triển kinh tế - Xã hội xã Phú Đa,
    tỉnh Thừa Thiên Huế
    Bên cạnh đó, cũng còn một số đề tài nghiên cứu khác về vai trò chiến lược của biển và dải ven
    biển Việt Nam như đề tài “Vai trò chiến lược của biển và dải ven biển Việt Nam đối với sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS Trương Văn Tuyên - Viện chiến lược
    phát triển; hay đề tài “Luận chứng phương án Phát triển tuyến động lực ven biển Vũng Tàu – Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh” của Th.S Trần Sinh - Trung tâm kinh tế miền Nam, Bộ KH&ĐT; đề tài “
    Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam” của TS. Lê
    Kim Dung, Viện chiến lược phát triển
    Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là các nguồn nước thải từ các
    KCN – KCX đổ trực tiếp ra sông, suối, kênh, rạch và tiếp tục đổ ra biển. Nghiên cứu về vấn đề ô
    nhiễm các hệ thống sông hiện nay, tiêu biểu có các đề tài như “Quản lý tổng hợp và thống nhất
    tài nguyên môi trường lưu vực sông Đồng Nai – một vấn đề cấp bách” của GS.TS Lâm Minh
    Triết, KS. Nguyễn Thanh Hùng, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
    Minh; hay đề tài “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong sự Phát triển bền vững” cũng của
    GS.TS Lâm Minh Triết, người có rất nhiều năm nghiên cứu say mê về đề tài bảo vệ môi trường
    nước cho TP.HCM nói chung và sông Sài Gòn nói riêng. Chưa bao giờ sông Sài Gòn được quan
    tâm nhiều như hiện nay bởi những diễn biến ngày càng xấu về chất lượng nước của dòng sông đe
    dọa nghiêm trọng đến đời sống Xã hội và trước hết đe dọa trực tiếp về nhu cầu cấp nước cho thành
    phố và đe dọa nghiêm trọng cho sự Phát triển kinh tế - Xã hội bền vững của TP.HCM, tỉnh Tây Ninh
    và Bình Dương trên lưu vực sông Sài Gòn.
    Nói đến chiến lược biển, kinh tế biển, phải nhắc đến Đề án Chiến lược biển Việt Nam đến năm
    2020 và Nghị quyết về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” của Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để
    nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia
    trên biển, góp phần giữ vững ổn định và Phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa Phát triển kinh tế
    - Xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu
    hút mọi nguồn lực cho Phát triển kinh tế biển; Xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải
    gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự Phát triển của cả nước. Từ
    đó, có thể thấy trong Văn bản này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề “hướng ra
    biển” của Việt Nam.
    Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các hoạt
    động kinh tế biển tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng của hoạt động kinh tế biển đến kinh tế - xã hội.
    Tuy nhiên, chưa có một đề tài cụ thể nào đề cập đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến
    các hoạt động kinh tế - Xã hội của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được,
    tham khảo ý kiến thầy hướng dẫn, cũng như kiểm nghiệm từ thực tế, tôi đã bắt tay vào việc thực
    hiện đề tài này. Tôi hy vọng đề tài của mình sẽ giúp cho mọi người tiếp cận với vấn đề ô nhiễm môi
    trường biển một cách dễ dàng hơn và có cái nhìn trực quan hơn về tác động của kinh tế đến môi
    trường biển cũng như những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã
    hội của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

    8. Đóng góp của đề tài :

    - Tìm hiểu có chọn lọc một số vấn đề lí luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và
    các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển hiện nay.
    - Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh
    nói riêng. Trình bày các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của môi trường biển tại TP.HCM.
    - Phân tích những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - Xã hội
    Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1997 - 2009.
    - Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng để đưa ra các giải
    pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

    9. Cấu trúc đề tài :

    Đề tài gồm 3 phần

    Mở đầu
    Nội dung : gồm 3 chương
    Chương 1: Một số vấn đề chung về ô nhiễm môi trường biển
    Chương 2: Ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - Xã hội của Tp.HCM
    Chương 3: Giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại TP.HCM hiện nay
    Kết luận
     
Đang tải...