Tiểu Luận ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N2, O2, CO2. ngòai ra còn có một số khí hiếm như néon, héli, métan, kripton, . Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 - 4p.100 thể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người). Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng là thành phần của thiên nhiên, thường gặp trong không khí. Nhiễm bẩn không khí là kết quả của sự thải vào không khí những khí, hơi, giọt và phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó một lượng quá lớn các thành phần bình thường chẳng hạn CO2 và các phần tử rắn lơ lững do đốt các lọai nhiên liệu.

    Ô nhiễm không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi). Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng.

    Việc phân lọai, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào quan điểm chung cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả họat động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ thứ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không khí do sử dụng than đá làm nguồn năng lượng nhiệt. Nhiễm bẩn không khí từ lò đốt trong nhà chắc là hình thức gây nhiễm bẩn sớm nhất, mặc dù khả năng gây tác động có hại bên trong nhà thường mang tính cá biệt. Việc thay than bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đã làm giảm bớt ô nhiễm do khói than gây ra.

    Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dầu khí vẫn còn quá nhiều, nhất là do các động cơ đốt trong. Hiện nay, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn không khí. Các động cơ đốt trong xả ra không khí carbon oxyd, chì, nitơ oxyt và nhiều hydrocarbua khí. Nồng độ cục bộ của các chất nầy rất cao, nhất là ở trung tâm thành phố có giao thông sầm uất. Trong điều kiện thông gió tự nhiên không đủ và cường độ bức xạ cao sẽ gây ra phản ứng phức tạp giữa nito oxyd và hydrocarbua tạo nên nito peoxy axinitrat và nhiều chất đặc biệt được gọi chung là “các oxyt quang hóa học”.



    I. Ô Nhiễm Không khí:

    1. Vài nét về ô nhiễm Không khí:

    2. Ảnh Hưởng Của Ô Nhiễm Không Khí:

    2.1. Tác động của ô nhiễm không khí tới thời tiết, khí hậu và các quá trình xảy ra trong khí quyển

    nước bị acid hóa. Các dòng chảy do mưa acid đổ vào ao, hồ sẽ làm độ pH của 2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người

    3.3. Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và các công trình xây dựng

    3. Các Nguồn gây ô nhiễm:

    3.1. Nguồn tự nhiên:

    3.2. Nguồn nhân tạo:

    4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí

    4.1. Biện pháp kỹ thuật

    4.2. Biện pháp quy hoạch

    4.3. Biện pháp Y tế-Giáo dục

    II. Ô nhiễm Do Bức xạ:

    1. Hiện trạng bức xạ môi trường ở Việt nam

    2. Ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ đối với cơ thể.

    3. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp

    3.1. Cấp cứu

    3.2. Biện pháp đề phòng chung về kỹ thuật

    3.3. Dụng cụ phòng hộ cá nhân.

    3.4. Biện pháp y tế

    4. Các yêu cầu vệ sinh và an toàn khi làm việc tiếp xúc với tia phóng xạ.

    4.1. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ kín.

    4.2. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở

    4.3. Bảo vệ sức khỏe cán bộ, công nhân có tiếp xúc với tia phóng xạ trong khi làm việc.

    5. Một số tiêu chuẩn cơ bản về an toàn bức xạ:

    5.1 giới hạn về liều bức xạ với nhân viên chuyên nghiệp:

    5.2 giới hạn về liều bức xạ với dân thường:

    5.3. Giới hạn về liều đối với người chăm sóc và thăm người bệnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...