Luận Văn Ô nhiễm bụi khí PM10

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Ô nhiễm bụi khí PM10


    Chương I : Tổng quan về ô nhiễm bụi PM10​​ Môi trường không khí bị ô nhiễm do những yếu tố tự nhiên hoặc những hoạt động phục vụ cuộc sống của con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên môi trường không khí với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, làm thay đổi mô hình,hành phần hoá học, tính chất vật lý và sinh học của môi trường không khí. Môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, phá huỷ vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường.
    Sáu chất gây ô nhiễm quan trọng nhất trong không khí là: CO, SO[SUB]x[/SUB] mà chủ yếu là SO[SUB]2[/SUB]; Hydro cacbon; NO[SUB]x[/SUB] chủ yếu là NO[SUB]2[/SUB] và NO; O[SUB]3[/SUB] và bụi bay (bụi lơ lửng, bụi hô hấp) chính là PM10 [1]. Ngoài ra các chất gây ô nhiễm này thường phân tán rộng trong không gian của khí quyển rồi sau đó rơi xuống tạo mưa Axit, gây phá huỷ môi trường đất và nước.
    Sức khoẻ người bị tác động mạnh do không khí ô nhiễm bụi. Các hạt lớn được lọc bỏ bởi xoang mũi, hầu và khí quản, nhưng những hạt có đường kính nhỏ có thể đến phế quản và các tế bào gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh (silicose) do hít thở phải không khí có chứa bụi đioxit silic lâu ngày [2].
    1.1 Ô nhiễm bụi khí PM10
    1.1.1 Định nghĩa và đặc trưng của PM10
    1.1.1.1 Định nghĩa PM10
    Bụi là một tập hợp nhiều hạt rắn, có kích thước khác nhau tồn tại lâu trong không khí. Tính chất của bụi được quyết định bởi thành phần hoá học và kích thước hạt bụi.
    Bụi có đường kính khí động học lớn hơn 10µm, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Bụi có đường kính khí động học từ 0,001ư10µm hay gọi tắt là PM10 chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo định luật Stok [2].


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...