Tài liệu ô nhiễm arsen trong nước mặt ở đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Đề tài “Đánh giá ô nhiễm As trong nước mặt ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực
    hiện nhằm xác định mức độ ô nhiễm As ở các vùng sinh thái khác nhau. Kết quả của đề
    tài cho thấy nồng độ As trong nước tăng dần từ sông rạch trong nội địa ra đến cửa sông
    và từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Tiền và sông Hậu. Tại vùng mặn giá trị trung
    bình cao gấp 4 lần so với quy chuẩn nước mặt ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT). Nồng độ
    As trong nước khác biệt có ý nghĩa ở vùng mặn so với vùng lợ và vùng ngọt với giá trị
    trung bình tương ứng là 49,47 ± 23,57 µg.L-1
    ; 8,51 ± 7,79 µg.L-1
    và 1,48 ± 1,26 µg.L-1
    .
    Đề tài tìm thấy tương quan thuận giữa As trong nước với pH, EC và SS ở vùng mặn và
    tương quan thuận với EC, SS ở vùng lợ. Nồng độ As trong nước cao hơn có ý nghĩa ở
    vùng hạ nguồn so với thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu. Cần có những biện pháp
    nghiên cứu giảm thiểu nồng độ As trong nước nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe của
    người dân.
    Từ khóa: vùng ven biển, cửa sông, ô nhiễm As, sông, và nước mặt
    1 GIỚI THIỆU
    Ở Việt Nam ô nhiễm kim loại nặng đặc biệt là Arsenic (As) đã và đang được cộng
    đồng quan tâm. Theo điều tra của UNICEF, ô nhiễm As chủ yếu do hoạt động của
    con người trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Phần lớn các nguồn này
    đều thải trực tiếp hay gián tiếp ra ngoài môi trường mà không được xử lý theo quy
    định. Từ đó cho thấy khả năng xâm nhiễm vào môi trường tự nhiên rất lớn, đặc
    biệt ở các vùng cửa sông, ven biển là nơi tích tụ các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ
    nội địa. Trong những năm gần đây, kim loại nặng được nghiên cứu nhiều trong

    1
    Khoa Môi Trường & TNTN, Trường Đại học Cần Thơ
    2
    Học viên Cao học Khoa học Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ Tạp chí Khoa học 2011:18b 183-192 Trường Đại học Cần Thơ
    184
    trầm tích cửa sông, vùng ven biển và rừng ngập mặn tại một số quốc gia trên thế
    giới (Tam & Wong, 1995; Zheng & Lin, 1996; Zheng et al., 1997; Saifullah et al.,
    2004; Defew et al., 2005; Balachandran et al., 2005). Ở Việt Nam nghiên cứu As
    tập trung ở vùng đất phèn và vùng đô thị (Phuong et al., 1998; Hoa et al., 2004).
    Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về mức độ ô nhiễm As trong điều kiện sinh
    thái khác nhau. Do vậy, đề tài “Đánh giá ô nhiễm As trong nước mặt ở Đồng Bằng
    Sông Cửu Long” được thực hiện cần thiết nhằm cung cấp dữ liệu về ô nhiễm As và
    cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về As ở các vùng sinh thái khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...