Luận Văn Nuôi vỗ thành thục và sinh sản cá Chạch lấu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN . i
    TÓM TẮT ii
    DANH SÁCH BẢNG iv
    DANH SÁCH HÌNH v

    CHƯƠNG I .GIỚI THIỆU . 1
    CHƯƠNG II . LƯỢC KHẢO TÀI LIỆ
    U 3
    2.1 Phân loại và hình thái cá Chạch lấu . 3
    2.1.1 Phân loại . 3
    2.1.2 Hình thái . 3
    2.2 Đặc điểm phân bố. 3
    2.3 Đặc điểm dinh dưỡng cá Chạch . 4
    2.4 Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá . 4
    2.5 Sinh sản nhân tạo cá chạch 5
    2.6 Một số loại kích dục tố 6

    CHƯƠNG III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 9
    3.2 Vật liệu nghiên cứu . 9
    3.3 Phương pháp nghiên cứu . 9
    3.3.1 Nuôi vỗ thành thục cá Chạch lấu ở các mật độ khác nhau . 9
    3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm . 9
    3.1.1.2 Ghi nhận kết quả . 10
    3.3.2 Sinh sản cá Chạch lấu . 12
    3.3.2.1 Chọn cá Chạch lấu cho sinh sản. . 12
    3.3.2.2 Kích thích tố và liều lượng sinh sản cá Chạch lấu . 12
    3.3.2.3 Thụ tinh nhân tạo cá Chạch lấu. 13
    3.3.2.4 Ghi nhận kết quả sinh sản nhân tạo cá Chạch lấu 13
    3.4 Xử lý số liệu 14

    CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN . 15
    4.1 Nuôi vỗ thành thục sinh dục cá Chạch lấu. 15
    4.1.1 Nhiệt độ ao nuôi vỗ cá bố mẹ. 15
    4.1.2 Sự thay đổi chiều dài, khối lượng cá Chạch lấu . 15
    4.1.3 Tỷ lệ thành thục cá Chạch lấu . 17
    4.1.4 Hệ số thành thục cá Chạch lấu. . 18
    4.1.5 Sự biến đổi đường kính trứng cá Chạch lấu qua 3 tháng nuôi vỗ . 19
    4.1.6 Sức sinh sản của cá Chạch lấu. . 20
    4.2 Sinh sản nhân tạo cá Chạch lấu . 20
    4.2.1 Kết quả sinh sản nhân tạo cá Chạch lấu. . 20
    4.2.3 Quá trình phát triển phôi cá Chạch lấu 22

    CHƯƠNG V. KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT . 24
    5.1 Kết luận 24
    5.2 Đề xuất . 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

    GIỚI THIỆU

    Nước ta có đường bờ biển dài, rộng và sông ngòi dày đặc chiếm hơn 1 triệu ha mặt nước. Trong năm 2008, cả nước sẽ có thêm 15.600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt khoảng
    1.065.000 triệu ha (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2008). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng 400.000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản với tổng sản lương hàng năm đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước (riêng cá tra, basa diện tích nuôi toàn vùng gần
    5.000 ha, tổng sản lượng năm 2007 khoảng 1 triệu tấn) (Hồ Hùng, www.diaoc.tuoitre.com).

    Trong những năm qua, tận dụng những tiềm năng sẵn có, ngành nuôi thuỷ sản nước ta phát triển vượt bậc. Bước đầu cung cấp thực phẩm cho người dân và xuất khẩu. Chủ yếu là nuôi các loài cá như: Tra, Basa, Lóc, Rô, Chép Trong đó cá Tra và Basa chiếm ưu thế và mang lại giá trị kinh tế cao nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2008, lượng cá tra, ba sa xuất khẩu đạt hơn 550.000 tấn, kim ngạch trên
    1,2 tỉ USD, vượt qua kế hoạch năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu cá Tra chiếm
    hơn 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (Hoàng Phương, www.profeed.vn). Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường trong nước, phải đối mặt với lạm phát, lãi suất tăng cao, định mức tín dụng giới hạn, doanh nghiệp thiếu vốn thu mua nguyên liệu chế biến, xăng dầu tăng giá mạnh vào những tháng đầu năm cùng nhà máy thiếu công nhân lao động, hạn chế về thị trường tiêu thụ và giá cả, thế giới khó khăn do khủng hoảng tài chính dẫn đến thua lỗ cho người dân trong những năm gần đây. Trước tình hình đó, tìm ra đối tượng mới phù hợp với điều kiện địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế là cần thiết.

    Cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) hiện được xem là loài cá đặc sản của nước ta. Với thịt thơm ngon, bổ dưỡng, kích cỡ lớn và giá cao. Giá 1 kg cá Chạch lấu trên thị trường có giá khoảng 120.000-150.000 đồng. Đây là loài dễ nuôi, có thể nuôi trong diện tích nhỏ như bể xi măng hay lót nilon, ít vốn, chịu đựng tốt với môi trường khắc nghiệt. Thức ăn cho chúng rẻ tiền và dễ kiếm ở địa phương như: tép, cá tạp, trùn chỉ, ấu trùng muỗi, mùn bã hữu cơ, (Nguyễn Văn Khải, 2008). Tuy nhiên cá sinh sản ít, sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động từ 4.500- 4.700 trứng. Giá cá cao, khai thác nhiều dẫn đến cạn kiệt nguồn cá ngoài tự nhiên. Do đó, cần hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhằm cung cấp nguồn con giống mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thuỷ sản vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cho cả nước. Từ lý do đó, đề tài “Nuôi vỗ thành thục và sinh sản cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus )” được tiến hành

    Mục tiêu

    ã Xác định mật độ nuôi vỗ thích hợp để cá thành thục tốt nhất
    ã Xác định loại kích dục tố thích hợp cho cá sinh sản hiệu quả nhất.

    Nội dung
    ã Nuôi vỗ cá trong giai đặt trong ao ở 3 mật độ khác nhau.
    ã Sinh sản nhân tạo cá Chạch lấu bằng 3 loại kích dục tố HCG, não thùy, Ovaprim.
     
Đang tải...