Luận Văn Nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh tự do hoá thương mại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Thừa Thiên Huế (TT Huế) là tỉnh thuộc Bắc miền Trung Việt nam, có bờ biển dài 120 km và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) rộng gần 22 nghìn ha (chiếm 48,2% tổng diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam và là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á (Đỗ Nam, 2003, 2005)) rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) và được chú trọng đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của tỉnh (Hoàng Hữu Hoà, 2003; Nguyễn Tài Phúc, 2005; Phùng Thị Hồng Hà, 2006).
    Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại (TDHTM), NTTS là ngành rất nhạy cảm và có nhiều thay đổi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Nguyễn Phú Tụ, 2006; Nguyễn Thanh Tuyền, 2006). Trong những năm 1999-2000, nhờ mở rộng thị trường, sản lượng thuỷ sản (TS) xuất khẩu của tỉnh tăng nhanh, giá tôm nội địa tăng mạnh theo giá thế giới giúp người nuôi tôm đạt lợi nhuận cao. Vì vậy, nuôi tôm ở TT Huế phát triển nhanh chóng, đặc biệt hai năm 2003-2004 (Nguyễn Tài Phúc, 2005). Hậu quả là môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan và “bùng phát” mạnh vào năm 2003-2004, nhiều ao nuôi “mất trắng”, nhiều hộ thua lỗ nặng.
    Vấn đề "vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) TS" trở thành thách thức lớn trong bối cảnh TDHTM (Trần Tiến Khai, 2006; Vũ Quốc Tuấn, 2006). Đối với TT Huế, thách thức này đã từng xảy ra năm 2003, 2004 khi mà hàng loạt lô hàng tôm xuất khẩu của tỉnh bị trả về do dư lượng chất kháng sinh. Nhiều cơ sở chế biến, xuất khẩu TS của tỉnh thua lỗ, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh.
    Tự do hoá thương mại đã đặt ra nhiều vấn đề đối với NTTS và nuôi tôm ở TT Huế. Để có luận cứ khoa học cho việc đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển hiệu quả và bền vững NTTS, đặc biệt nuôi tôm vùng đầm phá TG-CH trong bối cảnh TDHTM, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải đáp: (1) Nuôi trồng thuỷ sản ở TT Huế trong những năm qua phát triển như thế nào? (2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro mất mùa tôm nuôi ở vùng đầm phá TG-CH? (3) Nuôi tôm vùng đầm phá TG-CH có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới hay không trong bối cảnh hiện nay?
    2
    (4) Giải pháp nào để phát triển NTTS TT Huế nói chung, nuôi tôm vùng đầm phá TG-CH nói riêng đạt hiệu quả cao và bền vững trong xu thế TDHTM?
    Từ năm 2002 đến nay, nhiều công trình trong nước và quốc tế nghiên cứu về đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế và đã có nhiều đóng góp to lớn, đề xuất các giải pháp phát triển vùng đầm phá của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nổi cộm đặt ra ở trên vẫn chưa được các nghiên cứu đề cập thấu đáo và cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vấn đề này với tư cách là công trình khoa học độc lập, đặc biệt sau trận lụt lịch sử năm 1999, thời kỳ phát triển mạnh nuôi tôm 2003-2004 và Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 .
    Xuất phát từ đó, để có những định hướng, chiến lược và giải pháp tổng hợp nhằm phát triển nuôi tôm vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nói riêng, nuôi trồng thuỷ sản Thừa Thiên Huế nói chung hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi chọn đề tài: “Nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh tự do hoá thương mại”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...