Luận Văn Nuôi tôm kết hợp cá rô phi

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng thuỷ sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Việt Nam . và Nam Mỹ (Ecuador). Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cho các nước nêu trên mà còn có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cho người nuôi thủy sản.

    Hiện nay, nghề nuôi tôm nước lợ ở nhiều nước trên thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường nuôi ô nhiễm và dịch bệnh phát sinh, đặc biệt là mô hình nuôi tôm sú thâm canh. Hậu quả là có nhiều vùng nuôi tôm bị thất bại liên tục đã bị bỏ hoang, gây nên những tác động nghiêm trọng về kinh tế xã hội. Để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi, đặc biệt là mầm bệnh virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng (YHV) các nhà khoa học đã nghiên cứu đề xuất mô hình nuôi tôm ít thay nước, mô hình này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, do ít thay nước nên chất lượng nước giảm rất nhanh, vật chất dinh dưỡng tích lũy về cuối vụ nuôi dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa của các loài tảo Lam, tảo Giáp. Khi tảo phát triển quá mức (độ trong <25cm và chlorophyll-a >60µg/L) thường dẫn đến sự biến động của một số yếu tố chất lượng nước (pH, O2, CO2,
    NH3 .). Hơn nữa, tảo thường bị tàn sau khi phát triển quá mức cũng gây nên một số
    tác động xấu đến tôm như làm giảm hàm lượng oxy, tạo nên khí độc . Ngoài ra, thành phần loài tảo cũng có ảnh hưởng đến tôm, tảo Khuê thường phát triển vào đầu vụ nuôi chúng là thức ăn tốt cho tôm ở giai đoạn nhỏ, trong khi tảo Lam và tảo Giáp thường phát triển mạnh ở cuối vụ nuôi, chúng tiết độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng kháng bệnh của tôm.

    Việc khống chế sự phát triển của tảo trong mô hình nuôi tôm ít thay nước rất khó khăn và cũng có vai trò quyết định đến sự thành công của mô hình. Để khống chế sự phát triển của tảo, hiện nay người nuôi sử dụng một số biện pháp như: dùng chất ức chế quá trình trao đổi chất (CuSO4, Simazine .), chất oxy hóa mạnh (Chlorine, BKC, KMnO4 .), chất nhuộm màu . Tuy nhiên, việc dùng hóa chất để diệt tảo có thể tạo nên nguy cơ ô nhiễm môi trường (kim loại nặng – Cu, Mn .) và các hóa chất độc tồn lưu trong tôm (BKC, Simazine .) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Biện pháp được xem là có hiệu quả làm giảm chất thải và duy trì màu nước đó là biện pháp sinh học (nuôi kết hợp tôm với cá rô phi). Biện pháp này được áp dụng trong vài năm gần đây ở các nước Philippines, Thái Lan, Ecuador với các hình thức kết hợp khác nhau như: Thả trực tiếp cá rô phi vào ao tôm với mật độ khoảng 0,1 con/m2; Nuôi cá rô phi trong lồng đặt giữa ao tôm với mật độ thả 10 con/m2 lồng; Nuôi cá rô phi trong ao lắng tuần hoàn nước với ao tôm (Fitzsimmon,
    2001).

    Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nghề nuôi tôm sú thâm canh phát triển mạnh ở một số địa phương như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang Mô hình nuôi được áp dụng phổ biến là mô hình nuôi ít thay nước, hình thức nuôi tôm kết hợp với cá rô phi cũng bắt đầu được áp dụng. Cũng tương tự như nghề nuôi tôm thâm canh trên thế giới, việc làm giảm vật chất dinh dưỡng và khống chế sự phát triển của tảo cũng là mối quan tâm hàng đầu đối với người nuôi tôm ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng. Sự phát triển quá mức của tảo dường như có liên quan đến sự suy giảm chất lượng nước và quá trình phát sinh dịch bệnh virus trên tôm, các bệnh do virus đốm trắng, đầu vàng thường xuất hiện trong giai đoạn sau 1-2 tháng nuôi khi nguồn vật chất dinh dưỡng trong ao tăng cao, tảo bắt đầu phát triển mạnh.
    Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nghiên cứu một số nội dung: (i) Khảo sát ảnh hưởng của việc nuôi ghép cá rô phi đối với chất lượng nước và chất thải trong ao nuôi.
    (ii) Khảo sát ảnh hưởng của việc nuôi ghép cá rô phi đối với sự phát sinh bệnh tôm trong ao nuôi.
    (iii) Đánh giá hiệu quả của các phương pháp nuôi ghép tôm - cá rô phi khác nhau ở hai mức độ nuôi công nghiệp (khoảng 20-35 PL/m2).
    (iv) Xây dựng mô hình nuôi ghép hiệu quả nhất về mặt kỹ thuật-kinh tế.
    Nghiên cứu này cũng nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu tìm biện pháp khống chế sự phát triển của phytoplankton, cải thiện chất lượng nước, góp phần làm giảm rủi ro do dịch bệnh cho nghề nuôi tôm thâm canh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...