Báo Cáo Nuôi thử nghiệm cá lồng nước lợ với các đối tượng cá hồng và cá chẽm ở Xã Lộc Trì

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NUÔI THỬ NGHIỆM CÁ LỒNG NƯỚC LỢ VỚI
    CÁC ĐỐI TƯỢNG CÁ HỒNG VÀ CÁ CHẼM Ở
    XÃ LỘC TRÌ

    Tóm tắt nội dung

    Chi Hội nghề cá Đông Hải thuộc xã Lộc Trì nằm ở phía Nam của Tỉnh, tiếp giáp với Thành
    Phố Đà Nẵng. Nước lợ ở trong vùng đầm phá được pha trộn giữa nguồn nước mặn đưa vào từ
    cửa biển Tư Hiền và nguồn nước ngọt trong đất liền. Do điều kiện thời tiết thay đổi bất
    thường dẫn tới các yếu tố môi trường nước cũng thay đổi theo, đặ biệt là độ mặn thay đổi phụ
    thuộc rất lớn vào mùa vụ. Vào mùa mưa, độ mặn của nước có khi giảm xuống chỉ còn 5 phần
    ngàn (ppt). Vì vậy, việc chọn mô hình nuôi các đối tượng cá nước lợ có khả năng chống chịu
    sự thay đổi môi trường lớn là rất cần thiết và quan trọng để giúp bà con cải thiện cuộc sống.

    Mô hình thử nghiệm nuôi cá chẽm và cá hồng (gồm cá hồng bạc và cá hồng đỏ) được xây
    dựng nhằm mục đích đánh giá những tác động của môi trường và hiệu quả kinh tế của mô
    hình so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương.

    Sau 4.5 tháng thực hiện mô hình (từ 2/5/2010 đến 20/9/2010) các yếu tố môi trường tại địa
    điểm nuôi biến động theo sự biến động thời tiết, đặc biệt là những ngày đang nắng nóng lại
    gặp giông, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá, vào những ngày này thì cá thường bỏ ăn. Còn các
    yếu tố môi trường khác đều nằm trong khoảng cho phép đối với sinh trương của cá.

    Ở mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng có ưu điểm là đối tượng nuôi có tốc độ tăng trưởng
    nhanh, có khả năng chịu đựng với sự thay đổi môi trường lớn, và thu được hiệu quả kinh tế
    5,197,000 VND, cao hơn 2 lần so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương, nhưng sử
    dụng nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, luôn bị động trong những ngày trở trời., đồng thời đầu
    ra của sản phẩm khó khăn.

    MỤC LỤC

    Phần I. Tóm tắt iv
    1. Thông tin chung về mô hình iv
    2. Tóm tắt nội dung v
    Phần II. Báo cáo chính . 1
    1. Giới thiệu 1
    2. Tổng quan 1
    2.1 Thời gian và địa điểm . 1
    2.2 Thiết kế và xây dựng lồng nuôi 2
    2.3 Phương pháp lựa chọn địa điểm nuôi 3
    2.4 Phương pháp quản lý lồng nuôi và theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá . 3
    2.5 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường 4
    2.6 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế 4
    3. Kết quả thảo mô hình 4
    3.1 Biến động của các yếu tố môi trường . 4
    3.2 Tốc độ tăng trưởng của cá . 5
    3.3 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở lồng nuôi truyền
    thống. . 10
    4. Thảo luận 12
    5. Kết luận và Kiến nghị 13
    5.1 Kết luận 13
    5.2 Đề nghị . 13
    Tài liệu tham khảo 14

    DANH SÁCH BẢNG

    Bảng 1. Quy cỡ và mật độ giống thả nuôi thí nghiệm 3
    Bảng 2. Quy cỡ và mật độ giống thả ở lồng nuôi đối chứng 3
    Bảng 3. Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi trường . 4
    Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài cá chẽm 5
    Bảng 5. Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của cá chẽm nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác nhau
    (theo Sakares. W, 1986) 6
    Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài của cá lồng . 7
    Bảng 7. Tỷ lệ sống và tỷ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá chẽm . 9
    Bảng 8. Tỉ lệ sống và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá hồng . 9
    Bảng 9. Tốc độ tăng trọng lượng và chiều dài của cá dìa . 10
    Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng của cá nâu 11
    Bảng 11. Ước lượng hiệu quả kinh tế ở lồng nuôi thí điểm . 12
    Bảng 12. Hiệu quả kinh tế ở mô hình đối chứng 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...