Thạc Sĩ Nuôi thử nghiệm cá hồi vân oncorhynchus mykiss tại buôn yang hăn xã cư drăm huyện krông bông, tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    . MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Nghiên cứu về muỗi Culex và vai trò truyền bệnh VNNB của chúng. 3
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực Tây Nguyên 6
    1.2. Những nghiên cứu về virus viêm não Nhật Bản 11
    1.2.1. Nghiên cứu về virus VNNB trên thế giới 11
    1.2.2. Nghiên cứu về virus viêm não Nhật Bản ở Việt Nam 12
    1.3. Tình hình bệnh VNNB trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên 15
    1.4. Một số yếu tố tự nhiên và xã hội ở Tây Nguyên 20
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
    2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 24
    2.1.2. Đặc điểm sinh cảnh tại các điểm nghiên cứu 26
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 29
    2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 29
    2.2.1. Đối tượng 29
    2.2.2 . Thiết bị thu thập, định loại và bảo quản muỗi 29
    2.2.3. Vật liệu phân lập virus 30
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.3.1. Phương pháp thu thập và định loại muỗi Culex 31
    3.3.1.1. Phương pháp thu thập muỗi Culex 31
    2.3.1.2. Phương pháp định loại muỗi Culex 32
    2.3.2. Kỹ thuật phân lập virus 32
    2.3.2.1. Kỹ thuật phân lập virus viêm não Nhật Bản từ muỗi 32
    2.3.2.2. Định danh virus bằng kỹ thuật RT – PCR 33
    2.4. Xử lý số liệu 33
    Chương 3. KẾT QỦA VÀ BÀN LUẬN 34
    3.1. Thành phần, sự phân bố các loài muỗi Culex ở Tây Nguyên 34 3.1.1. Kết quả thu thập muỗi và bọ gậy tại các điểm nghiên cứu 34
    3.1.2. Thành phần và phân bố của các loài muỗi Culex ở Tây Nguyên
    (2006 - 2009)
    36
    3.1.3. Các loài muỗi Culex có vai trò truyền bệnh đã được ghi nhận ở
    Tây Nguyên
    38
    3.1.4. Đặc điểm sinh thái một số loài muỗi Culex chủ yếu truyền bệnh
    VNNB ở Tây Nguyên
    39
    3.1.4.1. Mật độ, tập tính hoạt động, ổ bọ gậy Culex gelidus 39
    3.1.4.2. Mật độ, tập tính hoạt động, ổ bọ gậy Cx. tritaeniorhynchus 41
    3.1.4.3. Mật độ, tập tính hoạt động, ổ bọ gậy loài Culex vishnui 43
    3.2. Kết quả phân lập virus từ muỗi ở Tây Nguyên 45
    3.2.1. Kết quả phân lập virus từ một số loài muỗi Culex thu thập ở Tây
    Nguyên, ( 2006 – 2009)
    45
    3.2.2. Kết quả phân lập virus VNNB từ một số loài muỗi Culex ở Tây
    Nguyên năm 2006
    47
    3.2.3. Kết quả phân lập virus VNNB từ một số loài muỗi Culex ở Tây
    Nguyên năm 2007
    51
    3.2.4. Kết quả phân lập virus VNNB từ một số loài muỗi Culex ở Tây
    Nguyên năm 2009
    53
    3.2.5. Kết quả phân lập chủng virus viêm não Nam Định từ muỗi Culex
    ở Tây Nguyên
    53
    3.2.6. Kết quả phân lập virus viêm não theo thành phần loài muỗi thuộc
    giống Culex ở Tây Nguyên (2006 - 2009)
    54
    3.2.7. Kết quả phân lập virus viêm não theo điểm nghiên cứu ở Tây
    Nguyên, (2006 - 2009)
    55
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
    PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỄU
    Trang
    Bảng 1.1: Số bệnh nhân viêm não/100.000 dân ở Việt Nam, năm
    2006
    19
    Bảng 1.2: Số đơn vị hành chính Tây Nguyên 20
    Bảng 1.3: Dân số các tỉnh Tây Nguyên 22
    Bảng 3.1: Số lượng muỗi và bọ gậy Culex đã thu thập tại thực địa 34
    Bảng 3.2: Số lượng loài muỗi Culex thu thập tại các điểm nghiên
    cứu
    36
    Bảng 3.3: Những loài muỗi Culex có khả năng truyền bệnh ở TN 38
    Bảng 3.4: Mật độ Culex gelidus tại các điểm nghiên cứu 40
    Bảng 3.5: Mật độ Culex tritaeniorhynchus tại các điểm nghiên cứu 42
    Bảng 3.6: Mật độ Culex vishnui tại các điểm nghiên cứu 44
    Bảng 3.7: Kết quả phân lập virus từ muỗi thu thập tại các điểm
    nghiên cứu ở Tây Nguyên
    46
    Bảng 3.8: Kết quả phân lập virus VNNB từ muỗi Culex thu thập
    năm 2006
    47
    Bảng 3.9: Kết quả phân lập virus VNNB từ muỗi Culex thu thập
    năm 2007
    51
    Bảng 3.10: Kết quả phân lập virus VNNB từ muỗi Culex thu thập
    năm 2009
    53
    Bảng 3.11: Kết quả phân lập virus viêm não Nam Định từ muỗi
    (2006-2009)
    54
    Bảng 3.12: Kết quả phân lập virus viêm não từ một số loài muỗi
    Culex
    54
    Bảng 3.13: Kết quả phân lập virus viêm não từ muỗi theo điểm
    nghiên cứu
    55 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
    Trang
    Hình 1.1. Muỗi Culex - vật trung gian truyền bệnh viêm não Nhật
    Bản
    3
    Hình 1.2. Hình ảnh của virus viêm não Nhật Bản
    (Japanese Encephalitis Virus)
    11
    Hình 1.3. Tình hình viêm não virus ở Việt Nam 1996-2006 18
    Hình 2.1. Vị trí các điểm điều tra muỗi Culex ở Tây Nguyên năm
    2006 - 2009
    25
    Hình 3.1. Kết quả định loại virus VNNB phân lập từ muỗi Culex ở
    Gia Lai, năm 2006 với cặp mồi đặc hiệu virus VNNB
    48
    Hình 3.2. Kết quả định loại virus VNNB phân lập từ muỗi Culex ở
    Kon Tum, năm 2006 với cặp mồi đặc hiệu virus VNNB
    49
    Hình 3.3. Kết quả định loại virus VNNB phân lập từ muỗi Culex ở
    Đắk Nông, năm 2006 với cặp mồi đặc hiệu virus VNNB
    50
    Hình 3.4. Kết quả định loại virus VNNB phân lập từ muỗi Culex ở
    Đắk Nông, 2007 với cặp mồi đặc hiệu virus VNNB
    51
    Hình 3.5. Kết quả định loại virus VNNB phân lập từ muỗi Culex ở
    Kon Tum, 2007 với cặp mồi đặc hiệu virus VNNB
    52 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮC TRONG BÁO CÁO
    Ae: Aedes
    Ar: Armigeres
    bq: Bẫy quạt
    bđ: Bẫy đèn
    CDC: Centers for Disease Control
    Cx: Culex
    DL : Đắk Lắk
    DN : Đắk Nông
    GL : Gia Lai
    KT : Kon Tum
    LĐ : Lâm Đồng
    KST- CT : Ký sinh trùng- Côn trùng
    NĐ : Nam Định
    MĐ : Mật độ
    MĐM: Mật độ muỗi
    RT - PCR: Reverse transcription - Polymerase Chain Reaction
    TN : Tây Nguyên
    TT: Thị trấn
    TX: Thị xã
    TƯ : Trung Ương
    VSDT : Vệ sinh Dịch tễ
    VNNB: Viêm não Nhật Bản 1
    MỞ ĐẦU
    Muỗi Culex có thành phần loài khá phong phú, chúng phân bố rộng ở
    khắp nơi trên thế giới [7]. Sự hiện diện các loài thuộc nhóm côn trùng này có
    khả năng truyền bệnh ở các địa phương là dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện
    hoặc lưu hành nguồn bệnh. Hiện nay, một số bệnh được xác định là do muỗi
    truyền như bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD), bệnh giun
    chỉ, bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) . trong đó bệnh VNNB do muỗi Culex
    truyền có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng ở nhiều
    quốc gia và khu vực.
    Trên thế giới, bệnh VNNB đã biết từ năm 1871. Bệnh lưu hành ở
    vùng Châu Á, Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, từ năm 1959 đã phát hiện
    được hội chứng viêm não ở trẻ em, bệnh đã xảy ra trên địa bàn rộng và trong
    nhiều năm nay [28].
    Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong các năm 2000-2001 có nhiều
    trường hợp có hội chứng não cấp. Trong đó đã xác định được 21 trường hợp
    VNNB, phân bố rải rác trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 tại tỉnh Gia
    Lai, Kon Tum và Đắk Lắk [7]. Từ đó đến nay, hàng năm bệnh viêm não Nhật
    Bản vẫn được ghi nhận ở một số địa phương của các tỉnh trong khu vực. Theo
    số liệu điều tra của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, từ năm 2002 đến 2005
    trên địa bàn Tây Nguyên đã phát hiện được trên 283 trường hợp viêm não
    trong đó có 50 trường hợp tử vong. Đặc biệt, ở tỉnh Gia Lai đã phát hiện được
    46 trường hợp viêm não Nhật Bản từ 74 bệnh phẩm từ bệnh nhân có hội
    chứng não cấp (HCNC) bằng kỹ thuật MAC-ELISA.
    Những năm gần đây, đã có một số công trình điều tra nghiên cứu về
    vector truyền bệnh cũng như nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh VNNB ở khu
    vực Tây Nguyên đã được công bố, như công trình nghiên cứu “Điều tra khu
    hệ côn trùng y học ở Tây Nguyên” của Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Ái Phương, 2
    Lý Thị Vi Hương [3]; “Điều tra cơ bản muỗi Culicinae ở Việt Nam” của
    nhóm tác giả: Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị Hoà, Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị
    Bạch Ngọc, Nguyễn Văn Hà, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thị Bích Liên, năm
    1996; công trình “Giám sát, chẩn đoán viêm não Nhật Bản ở Việt Nam, 2000-
    2001” của nhóm tác giả: Phan Thị Ngà, Nguyễn Thị Kiều Anh, Vương Đức
    Cường, Vũ Sinh Nam, Phạm Thị Minh Hằng, Trần Văn Tiến, 2002.v.v .
    Song, Tây Nguyên là một địa bàn rộng lớn, địa hình và sinh cảnh đa dạng,
    phức tạp, thành phần loài động vật nói chung và côn trùng nói riêng rất phong
    phú và khả năng truyền bệnh của chúng rất đa dạng. Đặc biệt tình hình bệnh
    VNNB ngày càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu vector và
    virus truyền bệnh VNNB cần được tiếp tục ở Tây Nguyên là điều cần thiết.
    Do đó, chúng tôi xây dựng và thực hiện đề tài:“Xác định thành phần loài, sự
    phân bố và khả năng nhiễm virus viêm não Nhật Bản của một số loài muỗi
    Culex tại các tỉnh Tây Nguyên, 2006 - 2009” với các mục tiêu sau:
    1. Xác định thành phần loài, phân bố của một số loài muỗi Culex ở các
    tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
    2. Phát hiện khả năng nhiễm virus viêm não Nhật Bản của các loài muỗi
    này. 3
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Nghiên cứu về muỗi Culex và vai trò truyền bệnh VNNB của chúng
    Hình 1.1: Muỗi Culex - vật trung gian
    truyền bệnh viêm não Nhật Bản
    Khả năng lây truyền virus
    VNNB qua vector được xác định
    bởi một số yếu tố: Vector có khả
    năng truyền bệnh phải là những loài
    muỗi cái có khả năng hút máu và
    trở thành muỗi bị nhiễm virus.
    Vector đó phải có điều kiện tốt để
    virus nhân lên trong nó với hiệu giá
    cao.
    Trên thế giới, hiện nay đã biết 17
    loài muỗi có khả năng truyền virus VNNB, trong đó loài Culex
    tritaeniorhyncus có khả năng truyền bệnh cao nhất. Các loài muỗi này sinh
    sản ở đồng ruộng, đôi khi xa nơi ở của người, nhưng bay đến được những
    vùng xung quanh nhà người ở để hút máu. Muỗi Culex tritaeniorhynchus có
    thể bay xa 1,5 km và được phát hiện ở độ cao 13-15m so với mặt đất; đó là độ
    cao mà các loài chim thường trú đậu. Đó là điều kiện để virus VNNB có thể
    lây truyền giữa các loài chim. Muỗi hút máu động vật có virus, đặc biệt là lợn,
    chim trong thời kỳ nhiễm virus huyết, sau đó muỗi có khả năng truyền bệnh
    suốt đời và có thể truyền virus sang đời sau qua trứng. Virus thường phát triển
    tốt trong cơ thể muỗi ở nhiệt độ 27 0 C - 30 0 C. Nếu dưới 20 0 C thì sự phát triển
    của virus dừng lại. Đó cũng là lý do thể hiện bệnh VNNB xảy ra ở những
    tháng nóng, ở những vùng nhiệt đới [28]. 4
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Có nhiều loài muỗi Culex đã được xác định là trung gian truyền bệnh viêm
    não Nhật Bản. Một số nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapor, Indonesia,
    Philippin, Malaysia việc điều tra nghiên cứu về khu hệ, sinh thái học, vai trò
    truyền bệnh và biện pháp phòng chống những loài muỗi Culex là trung gian
    truyền bệnh VNNB đã được nhiều tác giả quan tâm, như G.L. Chiang và CS,
    1985; I. Vythilingam và CS., 1992; M.S. Chang và CS., 1993
    Những loài muỗi sau đây đã được xác định là vector của bệnh viêm não
    Nhật Bản và đã được nhiều tác giả nghiên cứu:
    Culex gelidus Theobald, 1901 có thể truyền viêm não Nhật Bản ở
    Malaysia và Thái Lan. Theobald 1901, đã thu thập loài muỗi này ở Taipang,
    Perak, Malaya and Quilon, Travancore, Ấn Độ và đặt tên là Culex cuneatus.
    Năm 1907, Theobald thu thập được ở Ấn Độ và Sarawak (Borneo), ông đặt
    tên là Culex bipunctata. Loài muỗi này phân bố ở khu vực châu Á Thái Bình
    Dương gồm các nước như: Mianma, Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Nhật
    Bản, Malaysia, Nê Pan, Niu Gui Nê, Pakixtan, Philippin, Đài Loan, Thái Lan,
    Việt Nam. Ấu trùng tìm thấy ở các loại ổ nước tạm thời khác nhau, ổ nước
    bán cố định và cố định như ao tù, các vũng nước nhỏ và những cống rãnh
    nhỏ. Thỉnh thoảng tìm thấy ấu trùng trong các dụng cụ nhân tạo như thùng, bể
    chứa nước. Muỗi cái hút máu nguy hiểm, chúng ưa thích hút máu gia súc và
    người (Bram, 1967) [32].
    Culex tritaeniorhynchus Giles, 1901 là vector chủ yếu của bệnh viêm
    não Nhật Bản B vùng Đông Phương (Oriental region). Theobald 1905, đã thu
    thập loài muỗi này ở Bom Bay - Ấn Độ và đặt tên là Culex biroi. Dyar 1920,
    đã thu thập loài muỗi này ở Los Banos, Philippin và đặt tên là Culex
    summorosus. Baraud and Christophers 1931, đã thu thập loài muỗi này ở
    Chieng Mai, Thái Lan và đặt tên là Culex siamensis. Loài muỗi này phân bố
    hầu như khắp thế giới: Angôla, Camerun, Cộng Hoà Trung Phi, Dahomaey, 5
    Ai Cập, Gambia, Gha Na, Ấn Độ, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kenya, Lebanon,
    Malagasy, đảo Maldive, Mozambique, Nigeria, Nga, Arập Xê út, Senegal, Sri
    Lanka, Tanzania, Togo, Thổ Nhĩ kỳ, Turkmen, khu vực Châu Á Thái Bình
    Dương. Ấu trùng tìm thấy ở nhiều loại ổ nước khác nhau, các vũng nước cố
    định hay bán cố định, có ánh nắng mặt trời và cây cỏ. Nơi sống không giới
    hạn, gồm đầm lầy, ao tù, mương, rãnh . Muỗi cái chủ yếu hút máu các loài
    gia súc có sừng và lợn nhưng hút cả máu người khi thiếu gia súc (Bram,1967)
    [32].
    Culex vishnui Theobald, 1901 là vector quan trọng của bệnh viêm não
    Nhật Bản. Loài muỗi này phân bố khá rộng, hầu như khắp các nước thuộc
    châu Á –Thái Bình Dương: Bangladesh, Mianma, Campuchia, Trung Quốc,
    Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nê Pan, Philippin, Singapo, Sri
    Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Đông Timor, Việt Nam. Ấu trùng đặc biệt tìm
    thấy trong ao tù, bao gồm chỗ nước bùn, mương rãnh, ao, vũng chân gia súc,
    lốp bánh xe, và ở đồng ruộng mới cho nước vào và lúa mới cấy. Muỗi cái chủ
    yếu hút máu các loài chim và lợn, nhưng sẵn sàng hút cả máu người khi thiếu
    gia súc (Sirivanakarn 1976)[32].
    Culex sitiens Wiedemann, 1928 có khả năng truyền viêm não Nhật Bản
    và nhiễm tự nhiên với giun chỉ Brugia malayi ở Thái Lan (Harbach,1988).
    Walker 1859, đã thu thập được loài muỗi này ở Makessar, Celebes và đặt tên
    là Culex impellens. Theobald 1901, đã thu thập được loài muỗi này ở Quilon,
    Travancore, Madras, and Shahjahanpur provinces và đặt tên là Culex
    microannulatus. Nhưng năm 1901, ông thu thập được loài muỗi này ở
    Australia thì lại đặt tên là Culex annulirostris; năm 1903, những mẫu thu thập
    ở Bruas, Dindings của Malaya ông đặt tên là Culex somaliensis. Taylor 1912,
    1913, 1914 đã đặt các tên khác nhau khi thu thập ở các địa phương khác nhau
    như: Culex saibaii, Culex paludis, Culex annulata và Culex milni. Harbach
    1988, đã đặt tên là Culex mauritanicus cho những mẫu thu thập ở Taghjicht, 6
    Morocco. Ấu trùng loài muỗi này đã tìm thấy ở môi trường nước mặn, nước
    lợ và nước ngọt đọng trên đất và ở những dụng cụ nhân tạo chứa nước ở vùng
    ven biển. Muỗi cái chủ yếu hút máu các loài chim và lợn, nhưng sẵn sàng đốt
    người (Harbach, 1988) [32].
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực Tây Nguyên
    Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ, sinh thái, dịch tễ học
    của muỗi Culicinae, vector của một số bệnh nguy hiểm như bệnh giun chỉ, sốt
    xuất huyết, viêm não Nhật Bản của các tác giả: Vũ Thị Phan, và CS, 1975;
    Vũ Đức Hương và CS.,1984, 1992, 1996; Đỗ Sĩ Hiển và CS., 1992; Trần
    Tiến, 1992. Một số công trình đi sâu nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh lý,
    sinh thái của muỗi truyền bệnh viêm não ở miền Bắc Việt Nam của các tác
    giả: Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Trương Quang Học, Tạ Huy Thịnh và CS.,
    1993.v.v đã được công bố. Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu
    đã quan tâm đến biện pháp phòng trừ muỗi bằng hoá chất, biện pháp sinh học,
    biện pháp môi trường đồng thời tiếp tục đánh giá sự nhạy cảm của các
    vector với các hoá chất đang sử dụng ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đó
    đã góp phần tích cực vào việc phòng chống các bệnh này.
    Trước năm 1954, các công trình nghiên cứu về muỗi Culicinae ở Việt
    Nam chủ yếu do người nước ngoài thực hiện: Borel (1926,1928, 1930),
    Toumanoff (1933, 1937), Galiard (1936), Galiard và Đặng Văn Ngữ (1947,
    1949, 1950). Vào những năm 50 của thế kỷ trước, bệnh viêm não Nhật Bản đã
    được phát hiện ở Việt Nam (Prevot, 1953, 1954).
    Năm 1954-1975, các công trình nghiên cứu về trung gian truyền bệnh
    viêm não ở miền Bắc Việt Nam được tiến hành kết hợp với công tác điều tra
    cơ bản khác, như các công trình của Vũ Thị Phan (1957), Bộ môn ký sinh
    trùng Đại học Y dược Hà Nội (1961), Grokhovskaia (1967), Vũ Thị Phan và
    CS., 1973. Ở miền Nam có công trình của Stojanovich và Scott (1966), 7
    Renert (1973), Nguyễn Thị Kim Thoa (1966, 1974) [22]. Từ năm 1964 đến
    1968, Viện Sốt rét - KST - CT Trung Ương và Viện VSDT Trung Ương đã
    phối hợp điều tra, phân lập virus từ muỗi trên quy mô lớn, và đi tới nhận định
    là nhóm Culex tritaeniorhynchus, Culex vishnui có liên quan mật thiết đến
    mùa dịch VNNB. Song tất cả các phân lập virus từ muỗi đều không thành
    công. Năm 1971, tiếp tục tìm hiểu vai trò truyền bệnh VNNB của muỗi ở
    nước ta. Nhầm xác định sự liên quan giữa các loài muỗi và dịch tễ bệnh viêm
    não ở thực địa (tại xã M.T, huyện Từ Liêm - Hà Nội và xã H.T, huyện Việt
    Yên, tỉnh Hà Bắc) cũng như sự cảm thụ của chúng trong thực nghiệm. Kết
    quả nghiên cứu đã rút ra nhận xét:
    - Muỗi Culex tritaeniorhynchus có mật độ cao từ tháng 5 - 9.
    - Số bệnh nhân có hội chứng viêm não phát hiện vào tháng 6,7.
    - Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 đã phân lập được 3 chủng
    viêm não Nhật Bản từ muỗi Culex tritaeniorhynchus.
    Đồng thời tham khảo kết quả của các nghiên cứu trước đó, các tác giả
    đã khẳng định: Culex tritaeniorhynchus là một loài muỗi truyền bệnh VNNB
    ở Việt Nam [29].
    Từ năm 1975 đến nay, khi bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra ở hầu khắp
    địa phương trong cả nước, việc nghiên cứu về muỗi Culex mang tính chất quy
    mô rộng lớn hơn, chủ yếu do người Việt Nam tiến hành, gồm các công trình
    của các tác giả : Phan Thị Như Ý (1974, 1975), Đỗ Quang Hà (1976, 1978),
    Vũ Đức Hương (1984), Vũ Đức Hương, Nguyễn Thị Bạch Ngọc và CS
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...