Luận Văn Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các
    LỜI NÓI ĐẦU
    Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng không chỉ trong hệ thống pháp luật của nhiều nước mà cũn thể hiện rất rừ trong phỏp luật quốc tế. Chế định nuôi con nuôi được các quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt vỡ nú là sự bảo vệ về pháp lý rất cần thiết nhằm đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho những trẻ em không những chỉ non nớt về thể chất và trớ tuệ mà cũn cú hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được sự chăm sóc từ phía gia đỡnh và xó hội.
    Chớnh vỡ vậy, vấn đề nuôi con nuôi được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, thực hiện. Tuy mỗi nước có những quy định khác nhau về trỡnh tự, thủ tục giải quyết việc nuụi con nuụi, nhưng đều có chung một mục đích đó là nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
    Kể từ khi Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, giao lưu về mọi mặt giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng phát triển, thỡ cỏc quan hệ về hụn nhõn và gia đỡnh của cụng dõn Việt Nam với người nước ngoài, trong đó có các quan hệ nuôi con nuôi, đó và đang trở thành một hiện tượng xó hội thu hỳt sự quan tõm của nhiều người, cả ở trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đó và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, không chỉ về pháp luật mà có thể cả về các định chế. Qua tỡnh hỡnh người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong những năm vừa qua, một vấn đề có tính cấp thiết được đặt ra đối với Việt Nam là cần nghiên cứu, tham gia các Công ước quốc tế đa phương, ký kết các điều ước quốc tế song phương nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa Việt Nam với các nước liên quan về lĩnh vực này, đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện được hưởng những gỡ tốt đẹp nhất, cũng như tạo thuận lợi hơn về mặt thủ tục cho cha mẹ nuôi trong lĩnh vực này. Mặt khác cũng nhằm hạn chế đến mức tối đa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm này.
    Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu của công cuộc hội nhập nhất là trong việc chuẩn bị gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước, do đó việc làm cho pháp luật Việt Nam hài hoà với thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của nhiều nước về nuôi con nuôi là việc làm cấp bách. Chính vỡ mục đích như vậy, mà em đó chọn đề tài “ Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “, để thấy rừ những vấn đề bất cập trong pháp luật Việt Nam với Công ước La Hay 1993. Để từ đó có những giải pháp phù hợp trong quá trỡnh Việt Nam gia nhập Cụng ước La Hay 1993.
    Khoá luận được cấu thành bởi 3 chương :
    Chương I : Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
    Chương II : Quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
    Chương III : Thực trạng và giải phỏp hoàn thiện hệ thống phỏp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuụi con nuụi cú yếu tố nước ngoài.
    Bài khóa luận được hoàn thiện dựa trên việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp với các phương pháp như : phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê và đối chiếu để giải quyết những vấn đề đó được xác định trong đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...