Tài liệu Nuôi cấy mô Cây cà chua (Lycopersicon esculentum)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua. Cây cà chua có 2 loại hình sinh trưởng: hữu hạn và vô hạn. Cà chua là cây dài ngày, tự thụ phấn. Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi Cà chua được dùng trong chế biến thực phẩm, tạo vị ngon và màu sắc hấp dẫn. Ngoài ra cà chua còn có tác dụng khá tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Lá cà chua có nơi dùng chữa bệnh huyết áp và các bệnh ngoài da [22].

    Cà chua là loại cây trồng có giá trị sử dụng rất phong phú và là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng nên nhu cầu tiêu thụ cà chua ngày càng lớn khiến diện tích trồng cà chua ngày càng được mở rộng trên toàn thế giới. Cà chua được trồng trên đồng ruộng, trong nhà lưới, nhà kính, thậm chí trên các sân thượng, ban công. Ngày nay có một phương pháp canh tác cà chua hiện đại là phương pháp trồng cà chua thủy canh cho năng suất và chất lượng cao, được áp dụng phổ biến đối với các nước có nền nông nghiệp phát triển. Cà chua trở thành cây rau màu cao cấp quan trọng, cho thu nhập cao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

    Nhìn chung năng suất cà chua của nước ta thuộc loại thấp chỉ bằng 60-65% năng suất trung bình của thế giới, chất lượng quả không cao, thiếu ổn định, lại thường xuyên bị sâu bệnh hại [4]. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao năng suất và sản lượng cà chua trong thời gian tới thì một trong nhưng giải pháp được các nhà khoa học hướng đến là chọn tạo giống mới trong đó có hướng tạo giống mới bằng kĩ thuật chuyển gen, hay nhân giống cà chua sạch bẹnh nhờ kĩ thuật nhân giống in-vitro. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng kĩ thuật chuyển gen đã và đang đựơc ứng dụng để tạo ra vật liệu khởi đầu rất có giá trị cho các nghiên cứu chọn tạo giống mới trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. Trong các bước chọn tạo giống mới bằng kĩ thuật chuyển gen thì xây dựng quy trình tái sinh là một khâu không thể thiếu. Có thể nói đây là một trong những khâu quyết định để tạo ra một cây trồng chuyển gen hoàn thiện.

    Bên cạnh đó việc tái sinh cà chua bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các phương pháp tái sinh khác: tạo ra số lượng lớn cây con giống sạch bệnh, đồng đều về mặt di truyền, không phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, tiết kiệm không gian và thời gian [10].

    Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kĩ thuật tái sinh cây cà chua thông qua nuôi cấy in-vitro”.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    Tài liệu tiếng Việt

    1. Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình Cây rau. NXB Nông nghiệp.

    2. PGS. TS Nguyễn thị Lý Anh (2008), Bài giảng Nuôi cấy mô tế bào.

    3. Ths. Trần Thi Ba (2001) tài liệu Kĩ thuật trồng cây cà chua.

    4. Tạ Thu Cúc (2004), Kĩ thuật trồng cà chua. NXB Nông nghiệp.

    5. PGS.TS Lê Văn Hoàng (2001), tài liệu Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

    6. TS.Đặng Trọng Lương, GS.TS.Nguyễn Hữu Đống (2004), Nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

    7. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1996), Giáo trình Sinh lý thực vật. NXB Nông nghiệp.

    8. PGS.TS Lê Duy Thành (2001), Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. NXB Khoa học và kĩ thuật.

    9. Nguyễn Văn Thắng- Trần Khắc Thi (2000), Sổ tay người trồng rau. NXB Nông nghiệp.

    10. Đỗ Năng Vịnh (2005), Công nghệ thực vật tế bào ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

    Tài liệu tiếng nước ngoài

    11. Ana Christina Rabello Brasileiro, Llia Willadino, Giana Griz Carvalheira, Marcelo Guerra (1999), Callus induction and plant regeneration of tomato via anther culture, Ciencia Runal, Santa Maria, v.29, n.4.p. 619-623.

    12. Ancora G and Sree Ramulu K (1981), Plant regeneration from in vitro culture of stem internodes in self- incompatible triploid tomato and cytogenetic analyis of regenerated plant, Plant Sci. Leff. 22. p 197-204.

    13. Applewhite PB, Kaur- Sawhney R and Galston AW (1994), Isatin as an auxin source favoring floral and vegetative shoot regeneration from callus produced by thin layer explants of tomato pedicel. Plant Growth Regul 15: 17-21.

    14. Asakura N. Misoo S, Kamijima O & Sawano M (1995), High fre-quency regeneration of diploids from apical end of cultured hypocotyls tissue in tomato. Breed. Sci. 45: 455-459.

    15. Barden KA, Smith SS & Murakishi HH (1986), Regeneration and screening of tomato somaclones for resistance to tobacco mosaic virus. Plant Sci. 45: 209-213.

    16. Jozef Gubis, Zuzana Lajchovas, Jurai Faragos, Zuzana Jurekovas (2004), Effect of growth regulators on shoot induction and plant regeneration in tomato, Biologia, Bratislava, 59/3, p405-408.

    17. Poonam Bhatia and Nanjappa Ashwath (2008), Improving the Quality of in vitro Cultured Shoots of Tomato, Biotechnology 7 (2),p.188-193.

    18. H.Y.Shan, X.W.Li, D.Li, S.D.Shao,B.Liu (2004), Differential expression of specific protein during in vitro tomato orgagenesis, Russian Journal of Plant Physiology, vol.51, p.379- 385.

    Website:

    19. http://www.agro.gov.vn

    20. http://www.fas.usda.gov

    21. http://www.toquoc.gov.vn

    22. http://www.rauhoaquavietnam.vn

    23. http://www.vietsciences.org

    24. http://www.vietsciences.free.fr

    25. http://www.wikipedia.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...