Luận Văn Nước thải công nghiệp mạ điện, các phương pháp xử lý

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Nước thải công nghiệp mạ điện, các phương pháp xử lý


    Nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đưa nước ta tiến kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự phát triển của công nghiệp gắn liền với việc đô thị hoá và nảy sinh những vấn đề về môi trường cần giải quyết, nhất là nước thải của công nghiệp mạ.
    Trong các ion kim loại nặng chứa trong nước thải mạ điện hầu hết có thể loại bỏ trực tiếp bằng phương pháp tạo bông kết tủa, chỉ có ion Cr6+, một tác nhân chính gây ra bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác, thì chỉ có thể kết tủa khi đã chuyển sang Cr3+.
    Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các cơ sở mạ điện còn tồn tại một số vấn đề, đó là: do sản lượng, chủng loại sản phẩm mạ thường thay đổi nên lưu lượng nước thải, thành phần các chất ô nhiễm chính, nhất là Cr6+ trong nước thải cũng thay đổi theo; quá trình công nghệ xử lý, nhất là công đoạn chuyển hoá Cr6+ thành Cr3+ chưa được khống chế một cách khoa học nên chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa ổn định như chuẩn cho phép.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn phương pháp xử lý cũng như chất khử cho quá trình xử lý nước thải công nghiệp mạ điện trong điều kiện ở nước ta hiện nay bằng việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ khử Cr6+ đồng thời với ảnh hưởng của thiết bị bằng các phương pháp tiếp cận hiện đại – phương pháp triển khai công nghệ hoá học, là một vấn đề thời sự vừa mang ý nghĩa thực tiễn, vừa mang ý nghĩa khoa học to lớn.
    Trước yêu cầu cấp thiết của thực tế như trên, nhiệm vụ đặt ra của luận án là: bằng các phương pháp triển khai công nghệ hoá học, thiết lập mô hình thống kê nhằm mô tả quan hệ của các yếu tố công nghệ khử Cr6+ bằng chất khử FeSO4 trong xử lý nước thải mạ điện. Xây dựng thuật toán và lập chương trình tính để tìm các thông số công nghệ tối ưu của mô hình lập được trong miền khảo sát. Đồng thời, trên cơ sở kết quả của mô hình thống kê, thiết lập mô hình vật lý biểu diễn quan hệ của các yếu tố trong quá trình công nghệ khử Cr6+ nhằm triển khai công nghệ vào thực tế tại các cơ sở mạ điện có quy mô sản xuất khác nhau.
    Đây là lần đầu tiên phương pháp mô hình hoá và tối ưu hoá được dùng để nghiên cứu vấn đề khử Cr6+ trong xử lý nước thải mạ điện về mặt công nghệ một cách hệ thống và toàn diện. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để triển khai công nghệ ở mọi cơ sở mạ điện với các quy mô, nhất là với các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, làm cho quá trình xử lý nước thải mạ điện làm việc ổn định và hiệu quả hơn, đảm bảo nước thải sau xử lý luôn đạt tiêu chuẩn cho phép.




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...