Đồ Án nước thải cho cơ sở xay bột ấp Lộc Hưng, Trảng Bàng - Tây Ninh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I.1. Đặt vấn đề
    Vài năm gần đây, vấn đề xử lý ô nhiễm khí thải, nước thải, chất thải rắn từ các làng nghề và các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình trở thành mối quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường. Điều khó khăn là làm thế nào để vừa giữ được nét đặc thù của các làng nghề nổi tiếng, vừa đảm bảo chất lượng môi trường sống, phát triển bền vững. Việc thiết kế hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở với quy mô sản xuất nhỏ phải đảm bảo chi phí đầu tư, vận hành phù hợp và nguyên tắc hoạt động của hệ thống phải đơn giản để có thể nhân rộng mô hình xử lý. Bên cạnh biện pháp xử lý chất thải cần kết hợp cùng với việc áp dụng sản xuất sạch và tái sử dụng những chất thải để công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao.
    Trảng Bàng được biết đến với đặc sản là bánh canh và bánh tráng. Nguyên vật liệu chính là bột gạo. Ở khắp huyện Trảng Bàng có khoảng 30 cơ sở xay bột gạo lớn nhỏ với quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây là các hộ sản xuất không quan tâm đến việc xử lý nguồn nước thải hữu cơ này. Một phần nước xay bột được dùng cho gia súc (trâu, bò) uống nhưng lượng lớn còn lại được đổ thẳng ra ngoài không thông qua xử lý. Lượng nước thải này sau đó lên men gây mùi chua khó chịu, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển và làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Chính vì vậy cần phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải này một cách hiệu quả, kinh tế để các hộ xay bột dễ dàng áp dụng, qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo điều kiện để làng nghề phát triển bền vững. Đây cũng chính là mục tiêu của đồ án tốt nghiệp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...