Luận Văn Nước rỉ rác

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    - Hiện nay, xã hội đang trên đà phát triển, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư vào quy trình công nghệ sản xuất ngày càng phong phú, cùng với sự phát triển đó môi trường cũng bị ảnh hưởng và chủ yếu là theo hướng tiêu cực, đặc biệt là môi trường nước
    - Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được cải thiện thì vấn đề môi trường cũng được quan tâm, đặc biệt là vấn đề rác thải và nước thải. Rác thải sinh ra từ mọi hoạt động của con người và ngày càng tăng về khối lượng. Hầu hết rác thải ở nước ta nói chung và Thành phố Đông Hà nói riêng đều chưa được phân loại tại nguồn, do đó gây rất nhiều khó khăn trong quản lý và xử lý, đồng thời còn sinh ra một loại nước thải đặc biệt ô nhiễm là nước rỉ rác.
    - Nước rò rỉ từ bãi chôn lấp (còn gọi là nước rỉ rác) đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội về mặt môi trường và mỹ quan. Nước rò rỉ có nồng độ chất ô nhiễm cao, có mùi chua nồng, có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất. Khi không được tích trữ và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư sống gần bãi chôn lấp.
    - Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra một dây chuyền công nghệ thích hợp để xử lý nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp, thỏa mãn các vấn đề về kỹ thuật, điều kiện kinh tế v v
    - Do thành phần phức tạp và khả năng gây ô nhiễm cao, nước rò rỉ từ bãi rác đòi hỏi một dây chuyền công nghệ xử lý kết hợp, bao gồm nhiều khâu xử lý như xử lý sơ bộ, xử lý bậc hai, xử lý bậc ba để đạt tiêu chuẩn thải. Thành phần và lưu lượng nước rò rỉ biến động theo mùa và theo thời gian chôn lấp nên dây chuyền công nghệ xử lý nước rò rỉ cũng sẽ thay đổi đối với các loại NRR có thời gian chôn lấp khác nhau.
    - Với đặc trưng của nước rác rò rỉ thường có chứa lượng lớn hợp chất hữu cơ khó hoặc không có khả năng phân huỷ sinh học, việc áp dụng đơn thuần phương pháp sinh học để xử lý loại nước này trở nên khó thực hiện. Do vậy, đối với nước rỉ rác việc phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp hóa lý – hóa học – sinh học để xử lý là điều dễ hiểu
    - Dựa trên cơ sở đó, đề tài “ Thiết kế trạm xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp chất thải rắn Thành phố Đông Hà ” đã hình thành với mong muốn đưa ra một phương pháp xử lý đạt hiệu quả cao, dễ dàng thực hiện ở nhiệt độ thường, thời gian xử lý nhanh, hoá chất dễ tìm và chi phí vận hành không quá lớn.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Tìm hiểu được tình hình thực tế việc xử lý NRR của Bãi chôn lấp chất thải rắn TP Đông Hà.
    - Tính toán, thiết kế được một hệ thống xử lý NRR đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận (QCVN 25-2009 BTNMT)
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Thu thập các số liệu về thành phần NRR trên thế giới và Việt Nam.
    - Thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu và vận hành thực tế các quá trình xử lý nước rỉ rác trên thế giới và Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá chất lượng NRR ở bể thu gom, bể xử lý của BCL Đông Hà hiện nay.
    - Nêu cơ sở lý thuyết của các quá trình xử lý NRR bằng các phương pháp khác nhau
    - Đề xuất phương án tối ưu, tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý NRR.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Nước rỉ rác của BCL Đông Hà thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị, mẫu lấy ở bể thu gom và bể xử lý của HTXLNT của BCL Đông Hà
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Ø Phương pháp điều tra thực địa
    - Khảo sát khu vực nghiên cứu (BCL Đông Hà).
    Ø Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Thu thập các tài liệu như tiêu chuẩn, các phương pháp xử lý NRR của các nước trên thế giới, các phương pháp xử lý NRR của những BCL ở Việt Nam.
    - Tìm hiểu về thành phần tính chất của NRR
    Ø Phương pháp chuyên gia
    - Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong ngành môi trường và xử lý nước thải, những người có trách nhiệm xây dựng và vận hành BCL
    Ø Phương pháp thực nghiệm
    - Phân tích các thông số đầu vào của NRR
    - Dùng hệ thống các phương pháp để xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong NRR.
    6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    6.1 Ý nghĩa khoa học
    - Bổ sung thêm dữ liệu vào các bài giảng đề cập đến ứng dụng của các quá trình khác nhau trong việc xử lý NRR BCL
    6.2 Ý nghĩa thực tiễn
    - Giúp xử lý NRR đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường nước.
    - Hình thành một phương pháp xử lý phù hợp với NRR và đạt hiệu quả kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...