Tiểu Luận Nước mưa và chúng ta

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TÊN ĐỀ TÀI : Lớp : ĐHMT3B SVTH : Phan Vũ Hoàng Long – 0771386
    GVHD : GS.TSKH Lê Huy Bá Đại học Công nghiệp TP.HCM – Tháng 7 / 2009
    MỤC LỤC
    Chương 1 : Tìm hiểu chung về nước mưa 2 - 5
    Khái niệm 2
    Đặc trưng 2
    Phân loại 3
    Công dụng 5
    Chương 2 : Cơ sở của việc tận dụng nước mưa 7 - 9
    Các bể chứa nước mưa có thể cung cấp 29% nhu cầu nước 7
    Cải thiện môi trường bằng cách cho nước thấm xuống đất 7
    Sử dụng nước mưa để bảo tồn nguồn nước ngầm 8
    Qua mùa khô bằng nước mưa dự trữ từ mừa mưa 9
    Chương 3 : Các thiết bị - công nghệ ứng dụng và sử dụng nước mưa 11 - 25
    Tại Việt Nam 11 - 15
    Lọc nước mưa bằng cảm ứng sinh học 11
    Hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới 11
    Làm hồ trữ nước mưa trên cát 13
    Trừ nước mưa trên cát:“Cây trồng đỡ khát trong mùa khô” 15
    Tại Nhật Bản 16 - 25
    Các kỹ thuật xử lý nước mưa và nước thải tách biệt 16
    Hiện thực hóa tầm quan trọng sử dụng nước bằng bơm tay 17
    Kiểm tra và làm sạch dụng cụ chứa nước mưa 18
    Tái nạp nước ngầm 19
    Nước mưa thổi sức sống vào các trạm xăng 20
    Bể chứa nước đơn giản dùng cho hộ gia đình 21
    Ngôi nhà do kiến trúc sư KIYOSHI SATO thiết kế 22
    Ngôi nhà giáo sư SUZUKI thiết kế 24
    Chương 4 : Kết luận 26
    Tài liệu tham khảo 27
    CHƯƠNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ NƯỚC MƯA 1.1
    Khái niệm Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như : mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.
    1.2 Đặc trưng Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển. Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng (chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước). Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, giống như bánh hamburger (một loại bánh mì dẹp như bánh bao); còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù. Trung bình thì giọt mưa có kích thước từ 1 mm đến 2 mm theo đường kính. Những giọt mưa lớn nhất trên Trái Đất đã được ghi lại ở Brasil và quần đảo Marshall năm 2004 - một số giọt có kích thước tới 10 mm. Kích thước lớn được giải thích là sự ngưng tụ trong các hạt khói lớn hay bởi sự va chạm giữa các giọt mưa trong một khu vực nhỏ với lượng rất lớn nước lỏng. Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ điôxít cacbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra axít cacbonic. Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cả cacbonat canxi lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằng hoặc cao hơn 7. Các trận mưa có pH thấp hơn 5,6 thì được coi là mưa axít. Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm (milimét) hay L/m². Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25 mm hay 0,01 in. 1.3 Phân loại Trong dân gian, mưa được phân thành mưa rào, mưa phùn, mưa ngâu . Trung tâm khí tượng thủy văn VN phân mưa theo mức độ lượng mưa : Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h Ngoài ra, còn có các dạng khác như : Tuyết : tuyết rơi hay mưa tuyết là 1 hiện tượng thiên nhiên, giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ. Tuyết thường xuất hiện ở các vùng ôn đới. Tinh thể tuyết hình sao Tinh thể tuyết hình lăng trụ Tinh thể tuyết dạng hỗn hợp Sương : Đây là một dạng của sự ngưng tụ. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển bị ngưng tụ lại sau một ngày nắng ấm và xuất hiện trong đêm trên bề mặt bị làm lạnh như những giọt nhỏ. Các bề mặt lạnh sẽ làm lạnh không khí ở gần đó, làm giảm độ ẩm mà không khí gần đó có thể giữ được. Lượng hơi nước dôi ra sẽ bị ngưng tụ. Khi nhiệt độ hạ đủ thấp, sương sẽ tạo thành trong dạng các hạt nước đá nhỏ Sương sớm trên cỏ Sương sớm trên mạng nhện 1.4 Công dụng Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống. Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng. Sau khi mưa, đa số người đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên. Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cã các sinh vật trên Trái Đất. Ở những vùng có nhiệt độ cao mưa làm giảm nhiệt. Mưa là một mắt xích quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước. Con người lợi dụng điều này để khai thác năng lượng Mặt Trời gián tiếp từ nước bằng các nhà máy thủy điện. Tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu. Nước mưa có phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi nước từ mặt biển, sông, hồ bốc lên nhập vào các tầng khí quyển, gặp lạnh ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nhưng nước mưa khác với nước cất ở chỗ là có chứa nhiều yếu tố hóa học vi sinh vật mà nước mưa đã hấp thụ suốt quá trình giao lưu trong khí quyển. Nước mưa rơi từ độ cao xuống sẽ hòa tan và tiếp xúc với các tạp chất trong không khí, vì vậy trong nước mưa có chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học vô cơ và hữu cơ. Lượng vi khuẩn và các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa và từng vùng, từng khu vực Mặt khác, mưa càng nhiều, càng lâu, các vi khuẩn và tạp chất trong nước mưa càng ít. Xét nghiệm các mẫu nước mưa cho thấy hầu hết đều có vi khuẩn, kể cả nước mưa hứng giữa trời, nhiều mẫu nước mưa có vô số vi khuẩn khá cao, tương đương với nước giếng không sạch. Có nhiều nguyên nhân làm nước mưa chứa nhiều vi khuẩn là do khi rơi từ trên cao xuống đất, nước mưa hấp thụ nhiều tạp chất do các quá trình phân hủy ở mặt đất và do các khu công nghiệp thải ra hoặc mái nhà có nhiều bụi bẩn, bể chứa nước có nhiều rong rêu đóng lâu ngày. Nước mưa có tính axit nhẹ (độ pH khoảng từ 6,2 – 6,4) do khí Nitơ kết hợp với Oxy (nhờ các tia lửa điện của sấm sét) rồi kết hợp với nước thành axit Nitric, đồng thời cùng với nhiều loại axit khác do quá trình kết hợp trong lưu chuyển, vì thế nước mưa dễ gây nhiễm độc chì nếu ống dẫn nước, gáo múc và dụng cụ đựng nước có chất chì. Nước mưa là loại nước mềm vì không có các muối khoáng Ca, Mg nên độ hòa tan xà phòng kéo dài; nếu dùng nước mưa để giặt quần áo, rửa tay và rửa các dụng cụ với xà phòng đều không thích hợp vì tay sẽ bị nhờn rất lâu, muốn hết phải rửa sang loại nước khác. Đặc biệt, nhiều người thích dùng nước mưa để pha trà vì nước mưa không chứa những muối khoáng làm ảnh hưởng đến chất lương hương vị trà như muối Natriclorua, muối sắt, các muối sulphat, photphat Tuy nhiên, nước mưa vẫn là nguồn nước tốt đối với những vùng chưa có nước máy, nước ngọt và không đào được giếng. Vì vậy, cần chú ý khi hứng nước mưa không nên hứng ngay từ những cơn mưa đầu tiên, ở những khu vực gần nhà máy, xí nghiệp thải nhiều hơi khói độc và bụi công nghiệp. Không chứa nước mưa trong các dụng cụ có chì hoặc sắt mạ kém (tole), bể chứa nước mưa phải cọ rửa thường xuyên và luôn có nắp đậy. Khi dùng trong ăn uống, nước mưa phải được đun sôi như các loại nước khác.
    CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ CỦA VIỆC TẬN DỤNG NƯỚC MƯA
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...