Tài liệu Nước Mĩ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nước Mĩ


    1. Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mĩ từ năm 1945 đến 1973:

    * Kinh tế:

    - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:

    + Trong khoảng nửa sau những năm 40, tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình là 6 %.

    + Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,6 % năm 1948 ).

    + Sản xuất nông nghiệp tăng 27 % so với trước chiến tranh. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

    + Mĩ có hơn 50 % tàu bè đi lại trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới ( khoảng 24,6 tỉ USD năm 1949 ) và nền kinh tế Mĩ chiếm tới gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

    - Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau:

    + Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

    + Mĩ có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.

    + Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác. Hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí: tính đến ngày 31 - 12 - 1945 các nước Đồng minh châu Âu phải nợ Mĩ về vũ khí tới 41,751 tỉ USD trong đó Anh nợ 24 tỉ; Liên Xô 11,141 tỉ; Pháp 1,6 tỉ, .

    + Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

    + Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mĩ rất cao. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti và tập đoàn tư bản lũng đoạn ở Mĩ ( như Giê-nê-ran Mô-tô, Pho, Rốc-pheo-lơ, . ) có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

    + Các chính sách và hoạt động và hoạt động điều tiết của Nhà nước cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

    * Thành tựu khoa học - kĩ thuật:

    - Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại:

    + Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế giới đã di cư sang Mĩ vì ở đây có điều kiện hòa bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Mĩ rất lớn.

    + Mĩ là nước đã khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của toàn nhân loại, nổ ra vào giữa những năm 40 của thế kỉ này và Mĩ cũng là một trong mấy nước đạt được những thành tựu kì diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.

    + Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới ( máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, . ), vật liệu mới ( pôlime, vật liệu tổng hợp ), năng lượng mới ( năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, tên lửa đạn đạo ), chinh phục vũ trụ ( đưa người lên Mặt Trăng năm 1969, thám hiểm sao Hỏa ), đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc và trong sản xuất vũ khí hiện đại ( tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí, . ).

    - Những thành tựu trên không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân Mĩ có nhiều thay đổi khác trước mà còn có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

    2. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến 2000:

    * Giai đoạn 1945 - 1973:

    - Với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới:

    + Tháng 3 - 1947 trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Tru-man đã công khai nêu lên Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

    + Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như: Học thuyết Tru-man và chiến lược Ngăn chặn, Học thuyết Ai-xen-hao và chiến lược Trả đũa ồ ạt, Học thuyết Ken-nơ-đi và chiến lược Phản ứng linh hoạt, Học thuyết Ních-xơn và chiến lược Ngăn đe thực tế, .

    - Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau nhưng chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu sau:

    + Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

    + Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ thế giới.

    + Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

    - Để thực hiện các mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh quân sự và kinh tế:

    + Mĩ đã khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy hiểm với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

    + Mĩ trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến tranh và bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam ( 1954 - 1975 ) và dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông.

    - Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, khoa học - kĩ thuật phát triển, mức sống của người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội, sắc tộc, .

    + Từ năm 1945 đến 1973, kinh tế Mĩ đã trải qua ít nhất là 7 lần khủng hoảng hoặc suy thoái. Thâm hụt ngân sách, nợ nần, lạm phát, phá sản, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, . vẫn là những vấn đề không dễ khắc phục.

    + Mĩ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu USD trở lên, tương phản với 20 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.

    + Nhiều vụ bê bối chính trị lớn xảy ra như vụ ám sát Tổng thống Ken-nơ-đi ( 1963 ), vụ tiết lộ Tài liệu mật Lầu năm góc ( 1971 ), vụ Oatơghết buộc Tổng thống Ních-xơn từ chức ( 1974 ), .

    - Trong bối cảnh đó, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và dân sinh vẫn diễn ra mạnh mẽ. Đảng Cộng sản Mĩ đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động:

    + Năm 1955, Đại hội các tổ chức nghiệp đoàn trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức AFL và CIO với 15 triệu đoàn viên đã tạo thêm sức mạnh đấu tranh với giới chủ trong việc kí kết các hợp đồng tập thể.

    + Năm 1963, phong trào đấu tranh của người da đen chống phân biệt chủng tộc bùng lên mạnh mẽ thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng ra 125 thành phố ( mạnh nhất là ở Đi-tơ-roi ).

    + Từ 1969 đến 1973, những cuộc đấu tranh của người da đỏ vì quyền lợi cũng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã làm cho nước Mĩ bị chia rẽ sâu sắc.

    - Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ là một trong những nguyên nhân buộc chính quyền Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho quần chúng. Trước thắng lợi của nhân dân Việt Nam và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở Mĩ, chính quyền Ních-xơn phải kí Hiệp định Pa-ri ( 1973 ) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hầu hết quân về nước.

    * Giai đoạn 1973 - 1991:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...