Tiến Sĩ Nửa thế kỷ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3. Mục đích nghiên cứu . 4
    4. Phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Đóng góp mới của luận án 5
    6. Cấu trúc luận án 5
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN XUÔI CÁC
    DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI . 7
    1.1. Các công trình nghiên cứu . 7
    1.2. Các luận văn, luận án, đề tài, kỷ yếu hội thảo 20
    Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ NỬA THẾ KỈ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
    CỦA VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA
    BẮC VIỆT NAM 25
    2.1. Những chặng đường phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi
    phía Bắc 26
    2.1.1. Giai đoạn hình thành (từ 1958 đến 1965) . 26
    2.1.2. Giai đoạn phát triển về tầm vóc và chất lượng (từ 1965 đến những năm 70,
    80 thế kỷ XX) 31
    2.1.3. Giai đoạn Đổi mới với những thành tựu nổi bật của văn xuôi, đặc biệt là tiểu
    thuyết (từ sau 1990) . 34
    2.2. Đội ngũ các tác giả văn xuôi dân tộc miền núi trong nửa thế kỉ phát triển . 44
    2.2.1. Sự tiếp nối liên tục các thế hệ nhà văn 44
    2.2.2. Các gương mặt tiêu biểu . 48 2.3. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển của văn xuôi dân
    tộc thiểu số phía Bắc . 51
    2.3.1. Sư kêt hơp truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển 51
    2.3.2. Đòi hỏi và thách thức của sự phát triển . 59
    Chương 3. BỐI CẢNH CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TưỢNG CON NGưỜI
    TRONG VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA
    BẮC VIỆT NAM (Tư 1960 ĐẾN NAY) 63
    3.1. Hiện thực cuộc sống đồng bào dân tộc 63
    3.1.1. Hiện thực cuộc sống và dấu ấn lịch sử 63
    3.1.2. Hiện thực cuộc sống trong sinh hoạt và phong tục của đồng bào các dân tộc
    thiểu số miền núi phía Bắc 70
    3.2. Hình tượng nhân vật như một chỉ dấu đặc trưng của thế giới nghệ thuật văn
    xuôi dân tộc thiểu số . 84
    3.2.1. Hình tượng con người miền núi với những nét đặc trưng 84
    3.2.2. Con người cá nhân trong các mối quan hệ thế sự và đời tư 89
    Chương 4. BẢN SẮC RIÊNG CỦA VĂN XUÔI CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI
    TRONG HÌNH THỨC VÀ NGÔN NGỮ TỰ SỰ . 101
    4.1. Cốt truyện từ đơn tuyến đến phức hợp đa tuyến 101
    4.1.1. Cốt truyện đơn tuyến và dấu vết của lối kể truyền miệng 101
    4.1.2. Cốt truyện mang dấu ấn tư duy nghệ thuật hiện đại . 105
    4.2. Những phương thức đặc thù trong nghệ thuật xây dựng nhân vật . 109
    4.2.1. Thiên về miêu tả ngoại hình nhân vật . 109
    4.2.2. Các loại hình nhân vật theo môtíp truyền thống . 112
    4.2.3. Khám phá và miêu tả đời sống nội tâm nhân vật 115
    4.3. Ngôn ngữ tự sự . 117
    4.3.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình 117
    4.3.2. Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và riêng biệt 122
    KẾT LUẬN 130
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
    PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam bao gồm những sáng tác của các
    nhà văn dân tộc thiểu số viết về miền núi và đời sống của nhân dân các dân
    tộc ít người trên khắp các vùng miền của đất nước. Văn học các dân tộc thiểu
    số cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện
    đại - một nền văn học của 54 dân tộc anh em. Hơn nửa thế kỉ qua, mảng văn
    học này đã có những đóng góp không thể thiếu trong nền văn học nước nhà,
    với những thành tựu nổi bật thể hiện ở đội ngũ sáng tác, sự phát triển bề rộng
    và sự kết tinh chất lượng ở tác giả, tác phẩm. Trong đó, góp mặt cho văn học
    miền núi bao gồm cả những tác giả người Kinh và người dân tộc thiểu số.
    1.2. Mặc dù các tác phẩm văn xuôi dân tộc thiểu số đã có lịch sử hơn nửa
    thế kỉ nay, nhưng hầu như vẫn còn rất mới mẻ, còn khá nhiều chỗ trống của tư
    duy nghiên cứu. Cho tới nay, nhiều dân tộc thiểu số vẫn chưa có mặt (cả tác
    giả và tác phẩm viết về nó) trong các cuốn biên niên sử của văn học Việt Nam
    hiện đại. Điều đó có nguyên nhân. Những nhà văn như Tô Hoài, Nguyên
    Ngọc, Ma Văn Kháng sau những cuốn sách thành công ban đầu viết về dân
    tộc miền núi đều viết ít đi, hoặc không viết nữa. Trong khi đó, các nhà văn
    dân tộc thiểu số vẫn đang trên hành trình nhọc nhằn chinh phục độc giả cả
    nước bằng những tác phẩm của mình.
    Không thể phủ nhận một điều, đóng góp của những nhà văn người Kinh
    đối với văn học dân tộc thiểu số là rất lớn và có ý nghĩa, không những về chất
    lượng mà cả về số lượng. Theo số liệu mà Lâm Tiến đã thống kê trong Tuyển
    tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỷ XX, thì số lượng các nhà văn người
    Kinh viết về dân tộc và miền núi chỉ chiếm 30%, còn 70% là các tác giả
    người dân tộc thiểu số [133, tr. 8]. Những nhà văn như Tô Hoài, Ma Văn
    Kháng, Nguyên Ngọc đã góp phần khai phá, mở đường cho văn xuôi dân
    tộc miền núi hình thành và phát triển. Với tài năng, kinh nghiệm sáng tác văn
    học, nhiều nhà văn đã viết nên những tác phẩm có hiện thực rộng lớn như
    Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), Đồng bạc trắng hoa xòe (Ma Văn Kháng), những
    tác phẩm có tính sử thi như Rừng động (Mạc Phi), Hoa hậu xứ mường
    (Phượng Vũ), xây dựng nên những nhân vật điển hình như anh hùng Núp
    trong Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc) Mặc dù vậy, các nhà văn người
    Kinh viết về dân tộc và miền núi vẫn có một khoảng cách nhất định giữa chủ thể và đối tượng. Họ chưa thể có được sự hòa nhập hoàn toàn giữa chủ thể
    sáng tạo và đối tượng mô tả như các nhà văn dân tộc thiểu số viết về con
    người, cuộc sống của dân tộc mình. Chính nhà văn Tô Hoài đã có lần nhận
    định “Cho tới nay, tôi có viết một số tác phẩm đề tài miền núi. Các anh hùng
    liệt sĩ (Hoàng Văn Thụ, Vừ A Dính), cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Bắc
    (Vợ chồng A Phủ, Họ Giàng ở Phìn Sa). Tôi cho rằng dẫu tôi đã cố gắng,
    nhưng những tác phẩm ấy cũng chỉ đạt tới đôi nét chấm phá của một bức kí
    họa thông qua cảm xúc mới mẻ của mình. Tôi không thể có được tâm hồn và
    những hiểu biết để thể hiện như Đinh Ân (Mường), Vi Hồng (Tày), Mã Thế
    Vinh (Nùng), Mã A Lềnh (Mông). Văn học các dân tộc thiểu số có thực sự
    phong phú, lớn mạnh phải do chính các nhà văn dân tộc ấy xây dựng, góp
    phần vào nền văn học đa dân tộc của chúng ta [47, tr. 3]. Để nhấn mạnh thêm
    điều này, nhà văn Vi Hồng đã viết “Người dân tộc thiểu số bấy nay vẫn nói
    với nhau là các nhà văn người miền xuôi viết về miền núi chủ yếu là để người
    miền xuôi đọc” [59, tr. 65]. Như vậy, có thể thấy, chính những nhà văn dân
    tộc thiểu số và những tác phẩm của họ sẽ là “nguồn lực” chính của văn học
    các dân tộc thiểu số Việt Nam. Do đó, rất cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa



    mảng văn học các dân tộc thiểu số, nhất là trong giai đoạn đất nước mở cửa
    và hội nhập kinh tế như hiện nay khi mà văn học cả nước nói chung, văn học
    các dân tộc thiểu số nói riêng đang có những bước tiến mạnh mẽ để bắt nhịp
    cùng văn học thế giới.
    Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là mảnh đất giàu truyền thống lịch
    sử, văn hóa, nơi đánh dấu những “cột mốc” quan trọng của văn xuôi dân tộc
    thiểu số, nơi tập trung đông nhất các tác giả dân tộc thiểu số với số lượng các
    tác phẩm cùng những giải thưởng phong phú nhất. Bởi vậy, việc nghiên cứu
    văn xuôi dân tộc thiểu số khu vực này sẽ là một việc làm cần thiết nhằm
    khẳng định những giá trị to lớn về văn học của một vùng đất giàu truyền
    thống văn hóa.
    1.3. Bản thân văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
    có những giá trị và bản sắc riêng độc đáo. Các tác phẩm ra đời không chỉ
    phản ánh hiện thực cuộc sống và con người miền núi mà còn là một bộ phận
    văn hoá tinh thần không thể thiếu của các dân tộc cư trú trên vùng đất này.
    Qua sáng tác của chính những người con dân tộc thiểu số, bức tranh toàn cảnh
    về miền núi được hiện ra với những gam màu sáng tối đặc sắc và đậm tính
    chân thực. Từ những năm năm mươi trở lại đây, các nhà văn dân tộc thiểu số đã dần
    xuất hiện và được bạn đọc cả nước chú ý. Hiện nay, đội ngũ này đang ngày
    một đông đảo và trưởng thành, rất nhiều tên tuổi đã trở nên quen thuộc với
    văn học cả nước như Nông Minh Châu, Vi Hồng, Nông Viết Toại, Triều Ân,
    Vi Thị Kim Bình, Mã A Lềnh, Cao Duy Sơn, Bùi Thị Như Lan Họ là
    những cây bút tiêu biểu, làm nhiệm vụ nuôi dưỡng ngọn lửa văn chương của
    dân tộc mình (Lâm Tiến) và có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của văn
    học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
    1.4. Hiện nay, chúng ta còn đang phải đối diện với một thực t rạng, đó là
    sự “già hóa” của đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số, đội ngũ thay thế xuất
    hiện chưa nhiều hoặc chưa đúng tầm. Thậm chí, còn nhiều dân tộc chưa có
    nhà văn đại diện cho tiếng nói cộng đồng của dân tộc mình. Do đó, đưa sáng
    tác văn học dân tộc thiểu số nói chung, văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng đến
    với đông đảo bạn đọc cũng sẽ góp phần phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng
    của bộ phận văn học quan trọng này trên phạm vi cả nước.
    1.5. Trong thời đại mới, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
    tộc, đặc biệt là ở những vùng miền núi xa xôi, nơi tập trung đông đồng bào
    dân tộc thiểu số sinh sống đang là vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước ta
    quan tâm hàng đầu. Bởi vậy việc nghiên cứu những đặc điểm và chỉ ra những
    thành tựu của văn xuôi các dân tộc thiểu số là điều hết sức cần thiết trong giai
    đoạn hiện nay, nó vừa mang ý nghĩa giáo dục, vừa có tác dụng bảo lưu vốn văn
    hóa truyền thống của các dân tộc.
    Nghiên cứu đề tài Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số
    miền núi phía Bắc Việt Nam (khoảng từ 1960 đến nay) cũng sẽ góp một tài
    liệu bổ ích cho việc giảng dạy văn học miền núi trong các trường phổ thông
    và chuyên nghiệp.
     
Đang tải...