Tài liệu Nưa chuông

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Củ nưa có thể dùng để ăn, nó chính là loại thức ăn không gây béo
    phì. Ở Thái Lan, củ dùng làm thức ăn cho ngời bị bệnh đái đường, nó còn là
    thức ăn ít cao nên được dùng để giảm béo và choleterol. Nưa chuông và nưa
    konjac là những cây lương thực quan trọng ở một số nước Đông Nam Á, đặc
    biệt là Papua New Guinea, Ấn Độ và Sri Lanka. Đối với Trung Quốc và
    Nhật Bản, nưa konjac lại được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì củ nưa có
    tính độc, nên trước khi ăn phải xử lý để loại bỏ các chất độc này. Bột củ nưa
    cũng được một số nơi sử dụng để làm bánh mỳ.
    Lá non của nưa chuông cũng được sử dụng làm rau ăn. Ở tỉnh Bắc
    Kạn, người dân thường dùng lá non của nưa chuông làm rau. Lá có thể ăn
    được là lá non chưa kịp xoè tán, tước hết vỏ, luộc qua rồi xào cùng với tỏi là
    món ăn ngon. Nhưng lại không ăn được, vì rất ngứa khi lá bắt đầu xoè tán.
    Lúc này chỉ có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Ở Philippin và Ấn
    Độ toàn bộ cây được dùng làm cỏ khô cho gia súc. Bên cạnh giá trị làm thức
    ăn, bột polysacarid-gluco thu từ củ nưa konjac được sử dụng làm cấu trúc
    màng mỏng rất hữu ích trong công nghiệp chế biến thức ăn, nước uống, mỹ
    phẩm .
    Người ta cũng có thể chế cồn và acid từ củ nưa. Củ nưa chuông
    cũng được sử dụng làm thuốc trong điều trị các bệnh về phổi và mật, các
    bệnh về đường tiêu hoá như bụng đầy, ăn uống không tiêu, kiết lỵ. Nếu dùng
    tươi, nó có tác dụng như chất kích thích làm long đờm và trị thấp khớp. Củ
    nưa chuông nấu với hành và Averrhoa bilimbi có tác dụng tẩy chai ở gan
    bàn chân. Còn dùng để trị sốt rét, trục thai chết, chữa các bệnh mụn nhọt.
    Nước ép từ củ ở nưa chuông trộn lẫn với Antiaria dùng để tẩm tên độc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...