Tài liệu Nữ quyền và quan hệ giữa vợ chồng - nhìn từ khía cạnh pháp lý của giâý chứng nhận quyền sở dụng đất

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tìm hiểu đôi nét về nữ quyền trong lịch sử
    Nghiên cứu lịch sử nước nhà, vấn đề vai
    trò của phụ nữ được ghi dấu đậm nét trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm với những tấm gương tiêu biểu như bà Trưng, bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Dương Vân Nga, Út Tịch . Những tư tưởng tiến bộ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức chứng tỏ lịch sử đã ghi nhận vai trò của phụ nữ. Nhưng thực tế cho thấy quyền của nữ giới trước đây chưa được
    quan tâm thích đáng,(1) .Phụ nữ không có
    quyền tự do bằng nam giới, vấn đề này có nguyên nhân sâu xa mang tính lịch sử bắt nguồn từ sự coi thường người phụ nữ. Phụ nữ phụ thuộc nhiều vào nam giới nhất là khi họ đã có chồng. Bên cạnh đó sự bất bình đẳng giới có nguồn gốc từ quá trình xã hội hoá theo cách bắt buộc mọi người phát triển với những tư tưởng bị bóp méo về vấn đề phụ nữ và nam giới, những tư tưởng hạn chế sự tự do của con người đối với sự lựa
    chọn về cách sống.(2) Khi nhìn nhận vấn đề
    một cách nghiêm túc chúng ta sẽ nhận thấy sự hạn chế của nữ quyền trong thời gian qua có nguồn gốc từ tập quán, từ phong tục, từ hệ tư tưởng trọng nam, khinh nữ và thông





    những hạn chế của luật pháp đã cản trở phụ nữ tham gia rộng rãi vào đời sống cộng đồng. Vô hình trung nó đã loại họ ra khỏi những cơ hội, thách thức và đương nhiên nó sẽ là rào cản vô hình cho những thành tựu của họ trong thế giới mà họ đang sống. Một thực tế đã và đang diễn ra hiện nay là nếu phụ nữ có được nền tảng giáo dục tốt, có quyền công dân bình đẳng như nam giới thì rất nhiều người phụ nữ sẽ đạt được những thành tựu sáng tạo trong khoa học, nghệ thuật v.v. không kém gì nam giới. Quyền bình đẳng của phụ nữ đặt trong mối quan hệ với nam giới chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi quyền sở hữu chung và sự hợp tác thay thế tài sản cá nhân và sự cạnh tranh. Phụ nữ độc lập về kinh tế và quyền theo đuổi nghề nghiệp của họ chỉ có thể đạt được trong xã
    hội có tính hợp tác,(3) trong đó giá trị của sự
    cống hiến của phụ nữ được đánh giá cao và không có động cơ để nam giới thực hiện sự bất công. Trong gia đình, vai trò của người chồng và vị trí của người vợ phụ thuộc vào tính cách của mỗi người, trình độ hiểu biết, văn hoá của từng vùng, từng địa phương. Phụ nữ trong một thời gian dài đã nhận thấy được rằng nếu được độc lập về kinh tế thì
    họ sẽ được nâng cao vị trí trong gia đình và

    qua đó nó được phản ánh vào trong luật
    pháp. Chính từ phong tục, tập quán và






    trong xã hội. Sự độc lập về kinh tế sẽ làm thay đổi sự tồn tại của cấu trúc gia đình có tính áp bức và ngược lại. Sự thống trị của đàn ông ẩn dưới những hình thức khác nhau và trải qua nhiều giai đoạn.(4) Chính vì vậy, nền tảng của sự lệ thuộc của phụ nữ nằm ở
    gia đình. Gia đình phương Tây có truyền thống: Mọi của cải được để thừa kế cho nam giới, phụ nữ không có quyền thừa kế tài sản. Việt Nam là quốc gia có lực lượng nữ giới
    chiếm 52% lực lượng lao động xã hội.(5)
    Lịch sử Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vai trò của phụ nữ luôn được thể hiện trong những thời khắc lịch sử quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “Cách mạng dân tộc gắn liền với cách mạng giải phóng phụ nữ”. Cơ sở pháp lí bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946: “Đàn bà ngang quyền với
    đàn ông về mọi phương diện”(6) và Hiến
    pháp năm 1959: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế văn hoá xã hội và gia đình”.(7) Khi đất nước hoàn
    toàn thống nhất, Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”.(8) Trong thời kì xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta nhận thấy rất rõ vai trò của phụ nữ.
    Chính vì vậy, một lần nữa Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh
    tế, văn hoá và gia đình”.(9) Việc hoàn thiện
    chính sách, pháp luật đất đai có ý nghĩa quan



    trọng góp phần đẩy nhanh và đảm bảo sự
    lành mạnh hoá của quá trình này.
    2. Quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình Việt Nam nhìn từ khía cạnh pháp lí trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    Vai trò của phụ nữ, trong việc quyết
    định các vấn đề về đất đai là một yếu tố để đảm bảo thành công việc hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai. Nhà nước ta đã tăng cường bình đẳng về giới, lồng ghép các vấn đề giới vào các chính sách, chương trình và dự án phát triển. Trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất, có quan điểm cho rằng Luật đất đai là “trung tính” về giới. Theo đó họ cho rằng nam, nữ bình đẳng trước pháp luật về đất đai. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tư tưởng này cần được quy định trong Luật đất đai, trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của phong tục, tập quán xã hội từ ngàn đời, nhất là truyền thống sinh hoạt gia đình nêu trên thực tế đàn ông vẫn có vai trò chủ yếu chi phối vấn đề đất đai. Điều 105, 106 và 108 Luật đất đai năm 2003 quy định hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất có các quyền chung của người sử dụng đất. Pháp luật đất đai không có sự phân biệt về quyền sử dụng đất giữa nam và nữ. Điều
    108 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”. Nhưng trên



    thực tế, phụ nữ chịu sự chi phối, phụ thuộc nhiều vào chồng. Hướng tới sự bình đẳng cho phụ nữ, các nhà làm luật cần đưa nhận thức bình đẳng giới vào các quy phạm pháp luật cụ thể để từ đó nó trở thành chuẩn mực xử sự trong đời sống. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “1) Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...