Luận Văn NT500 - Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của Tổng công ty Cổ phần May Việt Ti

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Đã hơn một năm kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Việc gia nhập WTO giúp nước ta có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư vào VN, tuy nhiên, đi cùng với những thuận lợi đó là những thách thức, khó khăn khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước ta cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn, người tiêu dùng (NTD) có nhiều cơ hội để chọn lựa sản phẩm (SP), vì vậy mà nguy cơ đánh mất thị phần nội địa của các doanh nghiệp (DN) VN cũng cao hơn.
    Theo kết quả điều tra NTD của báo Sài Gòn Tiếp Thị năm 2008 hàng dệt và may mặc của các DN trong nước còn yếu ở khâu phân phối và tiếp thị, chỉ hơn 2% NTD nhận biết những thương hiệu may qua tiếp thị; hệ thống phân phối cũng chiếm tỷ lệ khá khiếm tốn: 10%. Đây là tỷ lệ của 2 trong 5 yếu tố chọn mua hàng dệt may của NTD, bao gồm thương hiệu, phân phối, giá, mẫu mã và tiếp thị.
    Một thương hiệu không thể phát triển nếu nó không được quảng bá. Thông qua tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, NTD có cơ hội để nhận biết về thương hiệu và từ đó đi đến chấp nhận và yêu thích thương hiệu đó. Vì thế, quảng bá thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển thương hiệu. Và một trong những giải pháp để thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu là sử dụng lợi thế của truyền thông. Bởi hình ảnh thương hiệu là một thông điệp, thông điệp đó được chuyển tải dưới nhiều hình thức, qua các kênh khác nhau, trong đó không thể phủ nhận tính hiệu quả qua các phương tiện truyền thông đại chúng
    Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một trong những DN có doanh thu đứng đầu ngành may mặc trong nước với thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến đã được NTD biết đến bấy lâu nay. Tuy nhiên, Tổng công ty đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do các DN ngành dệt may VN đã dần nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, một số DN đã có chiến lược xây dựng, quảng bá thương hiệu một cách bài bản, bên cạnh đó Tổng công ty còn phải đối mặt với vấn nạn hàng hóa bị làm nhái, giả đang được bày bán tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Vì vậy, để gia tăng khả năng cạnh tranh trong ngành, nâng cao vị thế của DN và hạn chế nạn hàng nhái- giả thì Tổng công ty cần phải tận dụng lợi thế sẵn có của mình là uy tín thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến, tăng cường quảng bá, củng cố hình ảnh thương hiệu trong lòng NTD.
    Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự cho phép của khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và Ban Giám Đốc Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Mai Hoàng Giang, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến”. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và hạn chế về mặt thời gian, kinh phí, nguồn nhân lực nên còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị phòng Kinh doanh nội địa của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    a) Mục tiêu chung
    Đề tài “Nghiên cứu chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến” tìm hiểu các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu Tổng công ty (TCT) đang thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp để các hoạt động đó đạt được hiệu quả cao hơn.
    b) Mục tiêu cụ thể
    Từ mục tiêu chung trên, khóa luận tiến hành tìm hiểu và phân tích các mục tiêu cụ thể sau:
    o Nghiên cứu giá trị thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến.
    o Tìm hiểu công tác xây dựng thương hiệu Việt Tiến.
    o Tìm hiểu các thông điệp truyền thông và các phương tiện truyền thông TCT đã sử dụng
    o Phân tích hiệu quả của chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu của TCT.
    o Đưa ra những ý kiến và một số phương tiện truyền thông nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quảng bá thương hiệu của TCT.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    Từ những mục tiêu cần đạt được thì phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến.
    Số liệu và thông tin:
    - Dữ liệu sơ cấp được thu tập và tính toán tổng hợp thông qua bảng câu hỏi.
    - Dữ liệu thứ cấp: tài liệu về hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, bảng tổng hợp chi phí quảng bá thương hiệu của Tổng công ty. Bên cạnh đó là tài liệu thu thập, tổng hợp qua sách báo, tạp chí, internet.
    Địa điểm nghiên cứu: việc nghiên cứu được thực hiện tại khu vực TP.HCM, TCT CP May Việt Tiến và các cửa hàng, đại lý trực thuộc Tổng công ty và tại Hội chợ HVNCLC năm 2008.
    Thời gian nghiên cứu: từ ngày 24 tháng 3 đến 7 tháng 6 năm 2008.
    1.4.Cấu trúc của luận văn
    Luận văn gồm 5 chương với những nội dung sau:
    Mở đầu là Chương 1 với việc giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và lí do chọn lựa đề tài về chiến lược truyền thông quảng bá thương hiệu tại TCT CP May Việt Tiến. Những mục tiêu mà đề tài cần nghiên cứu gồm việc tìm hiểu các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu TCT đã thực hiện, mức độ nhận biết thương hiệu của NTD, đánh giá của họ về các hoạt động truyền thông của TCT. Từ những mục tiêu cần nghiên cứu Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu ngành dệt may VN, đồng thời giới thiệu tổng quát về TCT. Chương 3 sẽ đưa những khái niệm về thương hiệu, lợi ích thương hiệu và các công cụ quảng bá thương hiệu. Từ đó nêu ra những phương pháp thu thập và xử lí số liệu. Dựa vào những dữ liệu đã thu thập được, Chương 4 sẽ tìm hiểu về thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến, phân tích các hoạt động truyền thông trong xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu TCT đã thực hiện, phân tích kết quả khảo sát một số kênh truyền thông để quảng cáo SP, hình ảnh TCT. Từ đó nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo tiếp thị của Công ty. Cuối cùng, chương 5 sẽ nêu lên kết luận về kết quả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với TCT và nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...