Luận Văn NT497 - Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu​ Mỹ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hết sức hấp dẫn đối với hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước trên thế giới. Với số dân trên 270 triệu người, GDP trung bình mỗi năm gần 8000 tỷ USD, nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu vô cùng đa dạng, đủ mọi chủng loại, cấp độ, thị trường Mỹ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có cả những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước đang phát triển ở Châu á, Châu Phi, Mỹ la tinh Đó là một thực tế đã được thừa nhận, là kinh nghiệm đã được chứng minh. Việt Nam đã và đang từng bước đi theo con đường ấy với những thế mạnh và tinh thần riêng có của đất nước. Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và có hiệu lực từ 10/12/2001 đã đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, là nhân tố chủ yếu đưa Mỹ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt trên cả những thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản với tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2003 đạt 3,195 tỷ USD (Bộ thương mại Việt Nam, số liệu xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2003). Trong số những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đáng kể, chiếm tỷ trọng khá cao về số lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng như về kim ngạch trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung sang Mỹ và một số mặt hàng như thủy sản, hạt điều được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hướng tới thị trường Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thay đổi theo xu hướng chung là nâng cao tỷ trọng thành phẩm công nghiệp, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô sơ chế trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thì mặt hàng thực phẩm của Việt Nam xuất sang Mỹ không vì thế mà giảm đi, ngược lại sẽ tiếp tục tăng và có những thay đổi về chất.
    Tuy nhiên, đúng như nhận xét, thị trường Mỹ, cửa mở rộng nhưng không dễ vào sâu. Rào cản đầu tiên đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chính là thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan của Mỹ được coi là chặt chẽ, gắt gao và phức tạp trong mọi khâu, mọi quy trình từ khai báo hải quan, kiểm tra chứng từ, hàng hoá nhập khẩu cho đến khâu thông quan và kiểm tra sau thông quan. Đối với hàng thực phẩm, thủ tục này lại càng đòi hỏi cao hơn, chặt chẽ hơn, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ không riêng gì hải quan, để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn nhất cho người dân, cho động thực vật và cho môi trường Mỹ. Tìm hiểu thủ tục hải quan của Mỹ đối với hàng thực phẩm nhập khẩu là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam vào thị trường Mỹ từ đó mà xây dựng, mở rộng thị phần và củng cố thương hiệu hàng Việt Nam trên đất Mỹ, làm cho kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước tăng lên nhanh chóng.
    Với những suy nghĩ như trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu” để làm khoá luận tốt nghiệp và hy vọng rằng khoá luận sẽ phần nào có ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm sang Mỹ trong việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường này.
    Khoá luận được kết cấu thành ba chương như sau:
    Chương 1: Một số vấn đề tổng quan về hải quan và thực phẩm ở Mỹ.
    Chương 2: Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu.
    Chương 3: Những điểm cần lưu ý về thủ tục hải quan của Mỹ khi xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam sang thị trường này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...