Luận Văn NT456 - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng t

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu​ Một trong những yếu kém của nền kinh tế Việt nam hiện nay là khả năng cạnh tranh. Điều này đã được Tổng Bí thư ĐCS Việt nam Nông Đức Mạnh đề cập tại Hội nghị lần thứ 7 khoá XI Ban Chấp hành Trung ương: “ cần đối chiếu với Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng , kết luận của Hội nghị TW 4 (Khoá IX) thẳng thắn, nghiêm khắc chỉ ra những mặt yếu kém, hạn chế, đặc biệt là mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế ” .

    Một trong những tiêu chí xác định khả năng cạnh tranh của một quốc gia là hệ thống tài chính tiền tệ của quốc gia đó lành mạnh và ổn định. Như vậy, năng lực cạnh tranh mạnh của một ngân hàng là một yếu tố hết sức quan trọng để củng cố, ổn định và phát triển nền kinh tế Việt nam trong điều kiện hội nhập.

    Khái quát về hệ thống ngân hàng VN
    Đến nay, Việt nam đã có các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng đã được thành lập và hoạt động, bao gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước có 5 đơn vị với 116 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, chưa kể đến các chi nhánh cấp huyện, thị trấn, các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch. Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị gồm 23 ngân hàng với 105 chi nhánh cấp 1, chưa kể đến các chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch; 14 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với 27 chi nhánh, chưa kể các phòng giao dịch; 3 ngân hàng liên doanh có 7 chi nhánh; 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, có 7 công ty tài chính được thành lập và tham gia vào thị trường tiền tệ và hệ thống tiết kiệm bưu điện trải rộng khắp nơi.
    Nhìn tổng thể, ở Việt nam có một hệ thống ngân hàng đầy đủ các thành phần kinh tế với mạng lưới rộng lớn, phân bổ ở các tỉnh và thành phố, đủ năng lực để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới và thậm chí trong khu vực thì các ngân hàng thương mại của Việt nam chưa thể là các ngân hàng mạnh. Khả năng cạnh tranh còn yếu với số vốn điều lệ rất thấp. Trong khi đó tại các nước khu vực, các ngân hàng trung bình có số vốn điều lệ lớn gấp nhiều lần các ngân hàng Việt nam cộng lại. Việc bố trí mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng Việt nam còn chưa hợp lý, nhất là ở các địa phương có nhu cầu dịch vụ ngân hàng thấp dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Đối với lĩnh vực cho vay, nhất là cho vay trung và dài hạn là mục tiêu của hầu như tất cả các ngân hàng thương mại, thì cuộc cạnh tranh này càng khốc liệt hơn.

    Từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung dài hạn”, với mục tiêu chính là nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động này. Với những vấn đề được nghiên cứu, tôi hy vọng rằng các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt nam nói riêng sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, một phần rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng, cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

    Khóa luận tốt nghiệp bao gồm

    Chương I - Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
    Chương 2 - Khả năng cạnh tranh của ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
    Chương 3 - Kiến nghị và Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương việt Nam trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...