Luận Văn NT449 - Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ, định hướng và giải pháp chủ yếu th

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Làn sóng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo những thay đổi cơ bản và ngoạn mục trong bức tranh kinh tế thế giới. Sự thu hẹp và suy thoái của những thị trường truyền thống, sự lên ngôi của những thị trường tiềm năng mới đã không còn là chuyện lạ trong đời sống kinh tế toàn cầu. Chưa bao giờ bài toán về thị trường lại được đặt ra với đầy đủ sự cấp bách của nó đối với các quốc gia xuất khẩu như lúc này. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Kết quả thành công của Đại hội Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 4 năm 2001 đã tiếp tục khẳng định con đường đúng đắn cho nền kinh tế Việt Nam ở những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đảng ta chủ trương: “Tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.”. Trong đó, Thị trường Mỹ là một trong những thị trường mang tính chất chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã chính thức đi vào thực tiễn từ ngày 17/10/2001. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn góp phần gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

    Ngành thuỷ sản Việt Nam đang trong quá trình đầu tư để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng thuỷ sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt được năm 2001 là 1.760 triệu USD và đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD vào năm 2005 trong đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 25 – 28% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ.

    Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, đa dạng, tính cạnh tranh cao, luật lệ điều tiết nền ngoại thương Mỹ phức tạp, có những đặc thù riêng và được tiêu chuẩn hoá ở mức cao độ đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và thị trường này còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ.



    Đề tài: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ, định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sảnViệt nam vào thị trường Mỹ




    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    + Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ giúp nhận diện những tiềm năng, cơ hội, thách thức và những vấn đề mang tính thời sự nhất đối với các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản trong đó có Việt Nam.

    + Phân tích thực trạng, tiềm năng cơ hội và những thách thức của Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ những năm vừa qua.

    + Căn cứ vào cơ sở lý luận, và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ, định hướng phát triển của ngành thuỷ sản để đề xuất phương hướng và giải pháp ở tầm vĩ mô, trung mô và vi mô nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này .

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

    Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ.

    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

    Đề tài nghiên cứu các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ với thời gian nghiên cứu từ năm 1997 tới năm 2003.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng trong môi trường thực tế, hiện tại và kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ thống, . để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài.

    5. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm ba chương như sau:

    Chương I: Cơ sở và tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

    Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003

    Chương III: Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sảnViệt nam vào thị trường Mỹ.




    6. Đóng góp của luận văn

    - Đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ

    - Giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có cái nhìn trực diện, mới mẻ và đầy đủ hơn về phương cách tiếp cận thị trường Mỹ.

    - Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ để từng bước vượt qua những thách thức từ hệ thống pháp luật cực kỳ đa dạng và phức tạp.

    - Phân tích đánh giá tiềm năng, cơ hội và khả năng chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ của Thuỷ sản Việt Nam

    - Phân tích đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế cũng như các vấn đề đặt ra của Thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

    - Đề ra được định hướng và các giải pháp mang tính thực tiễn cao, cụ thể và linh hoạt hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...