Luận Văn NT446 - Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: tình hình khắc phục và một số kiến n

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu1- Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm qua, hoà vào quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, ngành du lịch non trẻ của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Từ năm 1990 trở lại đây du lịch đã có bước phát triển khá mạnh, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 1990 doanh thu của Du lịch Việt Nam mới chỉ đạt con số là 2.180 tỷ đồng thì năm 2002 con số này đã là 23.500 tỷ đồng. Du lịch đã mang lại cho nền kinh tế quốc dân năm 2001 là 1,4 tỷ USD bao gồm các khoản thu trực tiếp của Tổ chức Du lịch và các ngành có liên quan. So với năm 1990 số du khách quốc tế tăng 9 lần, còn du khách nội địa tăng hơn 10 lần. Với tốc độ phát triển trung bình hằng năm đạt ở mức hai con số, ngành du lịchViệt Nam dã và sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
    Với những tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, thực tế ngành du lịch Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ và khá hiệu quả: thu nhập từ du lịch không ngừng tăng lên, Việt Nam đang ngày càng được biết đến rộng rãi và đang được xem là một điểm đến an toàn và thân thiện. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vẫn còn đó những hạn chế và trở ngại: vấn đề thiếu vốn đầu tư, công tác quy hoạch chưa đạt tới sự đồng bộ và tính dài hạn, đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, chưa chú trọng đúng mức tới vấn đề phát triển du lịch bền vững . Để du lịch Việt Nam thực sự phát triển và hội nhập, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là phải tìm cách khắc phục một cách có hiệu quả mọi trở ngại nói trên, đồng thời phải khai thác bền vững những thế mạnh vốn có. Mặt khác, vào tháng 3/2003 vừa qua, dịch bệnh đường hô hấp cấp SARS bùng phát đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Cho tới thời điểm này (11/2003) Việt Nam cũng như nhiều nước khác vẫn đang đang phải nỗ lực phục hồi lại hoạt động kinh doanh du lịch của nước mình. Qua đại dịch SARS chắc chắn đã đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam thêm những vấn đề mới, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận thấu đáo và toàn diện hơn để tiếp tục phát triển đạt hiệu quả theo hướng hội nhập.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài“Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập” đã được tác giả lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề.
    2- Mục đích nghiên cứu của Khoá luận
    - Đánh giá thực trạng của ngành du lịch Việt Nam thời kỳ tiền SARS (1990 - 2002)
    - Đánh giá tình hình khắc phục những hậu quả do dịch bệnh SARS (tháng 3/2003) để lại cũng như kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đến tháng 12/2003.
    - Đưa ra những giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển hiệu quả và bền vững theo xu thế hội nhập.
    3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Xuất phát từ chương trình “Năm du lịch Việt Nam” do ngành du lịch phát động vào năm 1990 được xem như là sự đánh dấu mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của du lịch Việt Nam theo hướng đổi mới và hội nhập, khoá luận tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung giới hạn trong giai đoạn từ năm 1990 cho tới nay.
    4- Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp của khoa học thống kê, nghiên cứu tài liệu, đồng thời có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu của những người đi trước để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
    5- Bố cục của Khoá luận
    Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của khoá luận gồm 3 chương:
    Chương I : Tổng quan về hoạt động du lịch. Chương này trình bày những khái niệm cơ bản về du lịch và nêu ra một số nét chính về hoạt động du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới.
    Chương II : Tiềm năng du lịch Việt Nam và thực trạng của ngành du lịch sau dịch bệnh SARS. Đánh giá tiềm năng, thực trạng của du lịch Việt Nam trước và sau khi diễn ra dịch bệnh SARS, đồng thời nêu lên những vấn đề lớn cần khắc phục của ngành.
    Chương III : Các giải pháp và kiến nghị để du lịch Việt Nam tiếp tục phát
    triển theo xu hướng hội nhập. Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở hệ thống những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của Đảng và chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...