Luận Văn NT430 - Kỹ thuật đàm phán trong hợp đồng ngoại thương giữa Việt Nam và EU

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​ ‎ Thị trường thế giới là một cái bánh mà ai không tham gia sẽ không có phần. Trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ hiện nay, để có thể tận dụng hiệu quả nhất các nguồn nội lực cũng như không bỏ phí các thuận lợi từ bên ngoài, các nước đều phải nỗ lực tham gia vào thị trường quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự vận động đó.
    Sau những thành công ban đầu của chính sách Mở cửa đầu thập kỉ 90, Đảng và Nhà nươớc ta đã sớm xác định mục tiêu: "Thực hiện nhất quán đươờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phơương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nươớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Từ đường lối này, công tác xúc tiến thương mại quốc tế ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự tích cực của khối doanh nghiệp Việt Nam. Tuy đã đạt được những kết quả ban đầu là kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng nhưng thực tế là doanh nghiệp Việt Nam do mới tham gia nền kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu nên còn nhiều bỡ ngỡ. Một trong các bước mở đầu tiến tới thâm nhập thị trường nước ngoài là đàm phán, kí kết hợp đồng còn nhiều hạn chế và chưa được thực hiện bài bản.
    Là một sinh viên Đại học ngoại thương và sẽ là một cán bộ ngoại thương trong tương lai, tác giả rất quan tâm đến thực trạng hoạt động đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài nói chung và với các đối tác quan trọng của ta như Liên minh châu Âu- EU, ASEAN, Nhật và Mỹ nói riêng. Và trong phạm vi một bài khoá luận tốt nghiệp, tác giả quyết định chọn một đối tượng là EU để nghiên cứu trong vị trí đối tác đàm phán thương mại quốc tế với Việt Nam với ‎ ý thức rằng EU là khu vực kinh tế có tiềm năng ngoại thương rất lớn với chúng ta nhất là sau khi EU-15 mở rộng thành EU-25 trong thời gian tới.
    Do đó, đề tài luận văn mang tên “Kỹ thuật đàm phán trong hợp đồng ngoại thương giữa Việt Nam và EU” được triển khai trong ba chương:
    Chương I: Tổng quan về kỹ thuật đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế
    Chương II: Thực trạng và đặc điểm đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU
    Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU
    Một điểm chú ‎ý ở đây là kỹ thuật đàm phán được nghiên cứu ở tầm giữa các doanh nghiệp, không phải tầm hai quốc gia, nên nếu nói hợp đồng thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU nên hiểu là giữa các doanh nghiệp hai nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...