Luận Văn NT422 - Thực trạng áp dụng luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm qua, hệ thống pháp luật thuế từng bước đã được ban hành, bổ sung và sửa đổi phù hợp với công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện các chính sách thuế thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã động viên hợp lý các nguồn thu quan trọng từ nội bộ nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển cũng như đẩy mạnh xuất khẩu và hoạt động đầu tư .
    Thuế GTGT là một loại thuế mới, xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 4 năm 1997 nhưng phải đến 01/01/1999 Luật thuế này mới đi vào thực tiễn nhằm khắc phục nhược điểm của Thuế doanh thu, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các đơn vị kinh tế, bảo hộ hợp lý và khuyến khích sản xuất trong nước, đặc biệt đối với hàng hoá xuất khẩu, tăng cường hạch toán trong các doanh nghiệp và góp phần làm cho hệ thống luật pháp của Việt Nam nói chung và hệ thống luật thuế nói riêng phù hợp với luật pháp và thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên Thuế GTGT là một loại thuế mới, nên trong quá trình áp dụng không tránh khỏi những khó khăn, một phần do các đơn vị áp dụng Luật thuế mới chưa nắm chắc và hiểu cặn kẽ luật, một phần do chính bản thân Luật thuế GTGT còn nhiều thiếu sót, điều này không những dẫn đến việc thực hiện không đúng, không đầy đủ Luật thuế GTGT mà còn tạo ra nhiều kẽ hở để cho các doanh nghiệp lợi dụng rút tiền từ NSNN. Đây thực sự là một vấn đề đang gây nhức nhối cho toàn xã hội nói chung và cho ngành thuế nói riêng.
    Thực tế này không những làm cho mục đích chính của Thuế GTGT - một nguồn thu quan trong thường xuyên cho NSNN- không được đảm bảo mà còn gây ra sự mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ với các doanh nghiệp đang lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước để bòn rút của công làm lợi cho mình thì chưa được phát hiện kịp thời và xử lý thích đáng.
    Xuất phát từ mối quan tâm như vậy kết hợp sự yêu thích bộ môn thuế, đặc biệt là Thuế GTGT và trên cơ sở những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập ở trường Đại học Ngoại Thương nên chọn đề tài: Thực trạng áp dụng luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) ở Việt Nam làm đề tài khoá luận tốt nghiệp

    2. đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Do khuôn khổ bài viết có hạn, không cho phép nghiên cứu toàn diện những vẫn đề liên quan đến Thuế GTGT, nên em chỉ xin được trình bày những nội dung cơ bản nhất của Thuế GTGT đã được sửa đổi bổ sung gần đây nhất, những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại vướng mắc sau gần năm năm thực hiện Luật thuế GTGT và các giải pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.

    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
    Phương pháp tổng hợp phân tích
    Phương pháp quy nạp và diễn giải
    Phương pháp liệt kê
    Phương pháp so sánh
    Kết hợp với việc tham khảo Luật thuế GTGT, NĐ số 79 , TT 122/2000/TT-BTC
    Cùng với các sách báo tạp chí, các bản tổng kết của BTC, Tổng cục thống kê
    và các cơ quan khác.

    4. Mục đích của đề tài
    Qua bài viết này em hy vọng có được một cái nhìn tổng hợp hơn về quá trình thực hiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam trên cả hai phương diện:
    Về việc sửa đổi, bổ sung để đi đến hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam, phần này có ý nghĩa đối với các cơ quan làm luật.
    Về việc chấp hành và thực thi Luật thuế GTGT
    Điều này có ý nghĩa đối với các cơ quan hành thu và các doanh nghiệp đang áp dụng thuế GTGT
    Qua đó, đưa ra những đề xuất, phương án sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT trong thời gian tới đồng thời có những kiến nghị đối với các cơ quan, các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện tốt Luật thuế GTGT để góp phần làm cho Luật Thuế GTGT thực sự phát huy được hết tác dụng tích cực của nó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững bước trên con đường hội nhập.

    5. Kết cấu của luận văn

    Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Khái quát về thuế GTGT
    Chương II: Thực trạng sau gần năm năm áp dụng Luật thuế GTGT
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Thuế GTGT ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...