Luận Văn NT401 - Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành nhu cầu bức xúc, tất yếu đối với mỗi quốc gia. Đó là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, nó vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá như tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, gây ô nhiễm môi trường và mất dần bản sắc dân tộc cũng gây ra không ít trở ngại, thách thức đặc biệt là ở các nước kém phát triển và ở cả những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
    Kết thúc chiến tranh đã gần 30 năm, Việt Nam đi lên từ hàn gắn, khôi phục nền kinh tế xã hội do hậu quả của chiến tranh bị tàn phá nặng nề để lại và đang từng bước xây dựng, chuyển đổi, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Một quãng thời gian chưa dài so với khối lượng công việc đồ sộ, bề bộn và vô cùng phức tạp của một quốc gia, mà mọi thứ đều phải làm để xây dựng một đất nước phồn vinh: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá như hiện nay, sự phát triển của thanh toán quốc tế là tất yếu khách quan để đáp ứng được nhu cầu thương mại quốc tế cũng như thị trường xuất, nhập khẩu và các giao dịch trên thị trường vốn quốc tế. Thanh toán ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngày càng gay gắt. Từ thực tế đó, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thanh toán quốc tế nhất là thanh toán không dùng tiền mặt là yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, cùng với kết quả từ việc nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt từ quá trình thực tập tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi nhánh Thăng Long em đã chọn và hoàn thiện đề tài: “Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước”. Mục đích của đề tài này là làm sáng tỏ vị trí và vai trò của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; các phương thức thanh toán, các ưu nhược điểm và các nguyên nhân gây ra nhược điểm đối với từng phương thức; để từ đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt và tìm ra những giải pháp tối ưu nhất.
    Khoá luận được chia làm 3 chương chính:
    Chương I: Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
    Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
    Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...