Luận Văn NT398 - Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Điểm xuất phát là, bất kể ai dù là nam hay nữ, những người lãnh đạo đất nước và mọi người dân, những người sống trên trái đất này không thể sống tách biệt khỏi thế giới loài người. Hơn nữa, vào thời điểm cuối thế kỉ này mọi người VIệt Nam, nam cũng như nữ, đang cố gắng hết sức để đạt một vị trí thuận lợi trong thời đại sau. Đây sẽ là cuộc chiến đấu khó khăn nhất trong lịch sử nước Việt Nam: cuộc đấu tranh vì hoà bình và thịnh vượng.

    Mặc dù quá trình “đổi mới” của Việt Nam là chậm chạp nhưng không thể đảo ngược.

    Đúng như vậy, Việt Nam đang thực sự hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ thì thế giới đang chuyển biến một cách nhanh chóng.

    Vậy thì thế giới ngày nay như thế nào? Và thế giới đã trải qua những biến đổi gì?

    Trước khi bức tường Berlin bị phá bỏ, nền kinh tế toàn cầu bao gồm các lĩnh vực khác nhau và phát triển trên cơ sở các hệ thống kinh tế và xã hội khác nhau, thậm chí đối kháng và xung đột với nhau.

    Từ nay thời kì ấy đã chấm dứt.

    Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường là điều không thể đảo lộn được trên toàn thế giới này. Đây là sự khởi đầu của quá trình toàn cầu hoá.

    Toàn cầu hoá ở những mức độ khác nhau, của các nền kinh tế quốc gia khác nhau và của mọi mặt trong đời sống kinh tế (từ các thị trường tiền tệ đến vấn đề sức khoẻ xuyên qua thương mại, môi trường, bảo trợ xã hội, lao động v.v ) là không thể trốn tránh và không thể đảo ngược được.

    Từ thuở xa xưa, con người sinh sống trên trái đất và duy trì cuộc sống của mình bằng việc tiêu thụ, sản xuất và trao đổi. Khi dân số trên địa cầu ngày càng tăng, khi các cư dân ngày càng thịnh vượng thì các nhu cầu ngày càng trở nên quan trọng, đa dạng, cầu kì. Những mất cân đối giữa tiêu thụ, sản xuất, trao đổi đang tạo ra những tác động có hại đối với trái đất- nơi che chở cho con người. Như vậy, dù muốn hay không việc bảo vệ trái đất là một trong những ưu tiên không thể đảo ngược trong toàn cầu hoá.

    Chính trong bối cảnh này mà mối liên hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường phải được đề cao ngang với tầm quan trọng của nó. Ta hãy xem xét một hình ảnh đơn giản: xuất nhập khẩu và môi trường đều cùng ở trên một con tàu, do đó cả hai có thể cùng chìm nghỉm khi xảy ra bão tố hoặc con tàu sẽ đưa chúng đến bến bờ thanh bình và giầu có. Và để con tàu cập bến ở hải cảng tốt như vậy thì đoàn thuỷ thủ và những hành khách (như tiền tệ, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá và nhất là lao động và bảo trợ xã hội) phải được hoan nghênh trên tầu. Sau hết và cần nhất là phải có một e kíp tốt hỗ trợ cho thuyền trưởng.

    Hình ảnh này rất có tính thuyết phục và cần được áp dụng ở cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Thật vậy, trên phạm vi toàn cầu, có thể nào lại để cho các thị trường vô tâm, vô hồn, với một mong muốn duy nhất là lợi nhuận, nhất là các thị trường tài chính, quyết định cuộc sống của mọi người không? Có thể nào chúng ta lại chịu đựng hay tìm ra một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới để thay thế cho cơ cấu đã tồn tại suốt 50 năm sau các cuộc thế chiến, một cơ cấu được gọi là cơ cấu sống còn nhưng lại không thể vượt qua được những khó khăn và thách thức của toàn cầu hoá hơn nữa.

    Do vậy, trên con đường tới thời đại mới, các tổ chức quốc tế với khả năng chuyên sâu phải cùng nhau xây dựng một cơ cấu kinh tế toàn cầu chung để thúc đẩy và quản lí mối liên hệ sống còn của các thành phần khác nhau của đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có mối liên hệ thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu) và môi trường.

    Việt Nam còn đang chậm chạp trên con đường từ liên kết quốc gia đến liên kết quốc tế. Tuy nhiên, với luồng sinh khí của công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối những năm thập kỉ tám mươi, Việt Nam đã tiến một bước dài theo hướng hiện đại hoá nền kinh tế và đang sánh cùng các nước trong khu vực. Sự phát triển này đã nảy sinh những thách thức mới, mà nó khác với những khó khăn chúng ta đã vượt qua trong 30 năm qua. Sự phát triển của thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng làm cho nền kinh tế chịu một sức căng mới, như cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm sự che phủ của rừng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu tới môi trường tự nhiên là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

    Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam”. Mục đích của khóa luận là thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lí và thực trạng mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên, trong đó em chỉ xin tập trung vào nghiên cứu các tác động tiêu cực, từ đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm làm hài hoà mối quan hệ này.

    Để thực hiện mục đích như em trình bày ở trên, khoá luận được chia thành ba phần như sau:

    Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường

    Chương II: Thực trạng tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên.

    Chương III: Các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...