Luận Văn NT396 - Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu​ Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, mọi quốc gia đều đặt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế lên vị trí hàng đầu. Đây chính là tiền đề quan trọng cho các hoạt động hợp tác song phươơng, đa phương, tiểu vùng và khu vực trở nên ngày một sôi động trên phạm vi toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thế giới nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nơước. Đối với Việt Nam, thông qua hội nhập kinh tế, nền kinh tế của ta sẽ đơược gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới, nước ta có thể tận dụng đươợc những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đồng thời chủ động ứng phó với những thách thức do quá trình này đặt ra.
    Theo kế hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2010, ngành thép được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế nơước nhà. Là vật tơư chiến lược không thể thiếu đơược của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng, tầm quan trọng của thép là không thể phủ nhận. Nhươ vậy, vấn đề phát triển ngành thép hiệu quả và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hươớng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đưa nươớc ta nhanh chóng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
    Ngành sản xuất thép ở nươớc ta đã đươợc Đảng và Nhà nươớc quan tâm xây dựng và phát triển từ rất sớm. Ngay khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên – nhà máy sản xuất thép đầu tiên của ta – đã đươợc xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau đó, khi đất nước thống nhất, chúng ta lại tiếp tục tập trung phát triển ngành sản xuất thép trong nơước để phục vụ phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Hơn 40 năm qua, nhờ những nỗ lực to lớn của toàn ngành thép, nơước ta từ việc phải nhập khẩu toàn bộ thép phục vụ cho nhu cầu nội tại đến nay về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về thép xây dựng và có một phần xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Vậy, hiện tại và trong thời gian tới đây, liệu ngành thép Việt Nam đã có đủ thế và lực để cùng cả nơước bơước vào vận hội mới của những thời cơ và thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại hay chơưa?
    Với mục đích tìm hiểu một cách cụ thể hơn về ngành thép của Việt Nam trong bối cảnh chung của thị trơường thép thế giới cùng những thách thức trong việc thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài “Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cho bài khoá luận của mình.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm 3 phần:
    - Chơương I: Tổng quan về ngành thép thế giới và những thách thức của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
    - Chơương II: Ngành thép Việt Nam trong những năm gần đây
    - Chươơng III: Một số giải pháp đối với ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...