Luận Văn NT369 - Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    ​ Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có đường biên giới chung dài hơn 1350 Km, trong đó Việt Nam có 6 tỉnh : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai tiếp giáp với 2 tỉnh( Khu tự trị ) của Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam.
    Quan hệ về Chính trị - Ngoại giao, kinh tế- thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới .
    Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt -Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước, song đã nảy sinh những vấn đề phức tạp cần phải nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Tình hình trên đòi hỏi phải có một chương trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thương mại giữa hai nước, nhằm đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch định về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.
    Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã được học tập nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Phan Anh Tuấn, tôi chọn đề tài: “Quan hệ Kinh tế, Thương Mại Việt Nam - Trung Quốc hiện tại và triển vọng” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Những nội dung chủ yếu được trình bày trong khoá luận bao gồm các chương sau:
    Lời nói đầu
    Chương I : Khái quát về quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc .
    Chương III : Triển vọng của quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
    Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...