Luận Văn NT366 - Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng dệt - may Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    ​ Đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hóa. Kinh tế thế giới ngày càng phát triển mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Ngày nay, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế của đất nước là cần thiết. Chính vì vậy khi xác định những quan điểm về công nghiệp hóa hiện đại hóa, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã khẳng định: "Kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới".
    Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta và nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa đa phương hóa, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với trên 60 quốc gia. Đặc biệt chúng ta đã chính thức gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN (7/1995), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu á Thái Bình Dương - APEC (tháng 10/1998), ký kết hiệp định thương mại với EU (15/12/1992) có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/1993, với Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001. Sắp tới Việt Nam sẽ tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO Điều này đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động. Trong bối cảnh đó, ngành dệt- may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế: sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với nhịp độ cao, thị trường luôn được mở rộng, thu hút ngày càng nhiều lao động, góp phần ổn định chính trị - kinh tế xã hội đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân.
    Trong số 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam phải kể đến hàng dệt - may. Đây là mặt hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh và có khả năng phát triển cao, rất phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. Ngành dệt - may cũng đã đề ra chiến lược phát triển đến năm 2010 trong đó nêu ra mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 3,5 - 4 tỷ USD vào năm 2005, 7-8 tỷ USD vào năm 2010. Để đạt mục tiêu này bên cạnh việc nâng cao năng lực sản xuất thì việc làm có ý nghĩa hơn cả là cần đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt - may Việt Nam. Với suy nghĩ đó em đã quyết định chọn đề tài: "Đánh giá khả năng cạnh tranh hàng dệt- may Việt Nam".
    Đề tài được chia làm 3 chương:
    Chương I: Khái quát về ngành dệt - may Việt Nam - Năng lực sản xuất hàng dệt - may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam trong những năm qua.
    Chương III: Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...